Tết trồng cây trên quần đảo Trường Sa

(Baonghean.vn) - Mùa khô thiếu nước, mùa mưa bão biển quật tơi bời, để có một cây xanh tươi tốt, tỏa bóng mát trên các đảo ở Trường Sa không phải là chuyện đơn giản.
Dịp đầu năm mới, cũng như trong đất liền, bộ đội ở Trường Sa thường tổ chức Tết trồng cây. Đây là một hoạt động rất ý nghĩa trên đảo bởi thời tiết ở đây khắc nghiệt. Mùa khô thiếu nước, mùa mưa bão gió quật tơi bời, để có một cây xanh tươi tốt, tỏa bóng mát trên các đảo ở Trường Sa không phải là chuyện đơn giản.
Dịp đầu năm mới, cũng như trong đất liền, bộ đội ở Trường Sa thường tổ chức Tết trồng cây. Đây là một hoạt động rất ý nghĩa trên đảo bởi thời tiết ở đây khắc nghiệt. Mùa khô thiếu nước, mùa mưa bão gió quật tơi bời, để có một cây xanh tươi tốt, tỏa bóng mát trên các đảo ở Trường Sa không phải là chuyện đơn giản.
Trong khi đó, không phải giống cây nào cũng có thể chịu đựng được nước mặn cùng những cơn gió độc từ biển. Đất trồng cây phần lớn được vận chuyển từ đất liền.
Trong khi đó, không phải giống cây nào cũng có thể chịu đựng được nước mặn cùng những cơn gió độc từ biển. Đất trồng cây phần lớn được vận chuyển từ đất liền.
Đón xuân năm nay, cán bộ chiến sỹ chọn cây tra để trồng. Để cây có thể chống chọi được, ngay sau khi trồng xuống, những người lính đảo lại phải chằng chống tránh mưa gió.
Đón xuân năm nay, cán bộ chiến sỹ chọn cây tra để trồng. Để cây có thể chống chọi được, ngay sau khi trồng xuống, những người lính đảo lại phải chằng chống tránh mưa gió. 
Những giống tra này được chiết từ các cây tra lớn trên đảo. Cùng với bàng vuông, cây tra chiếm một số lượng lớn cây xanh trên đảo Trường Sa Lớn. Dù cây phong ba và cây bàng vuông từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở và kiên cường trước phong ba, bão táp nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc, nhưng theo người dân ở Trường Sa, cây tra mới thực sự đem lại nhiều giá trị hơn cả.
Những giống tra này được chiết từ các cây tra lớn trên đảo. Cùng với bàng vuông, cây tra chiếm một số lượng lớn cây xanh trên đảo Trường Sa Lớn. Dù  cây phong ba và cây bàng vuông từ lâu đã trở thành biểu tượng cho sự sinh sôi, nảy nở và kiên cường trước phong ba, bão táp nơi đầu sóng ngọn gió của Tổ quốc, nhưng theo người dân ở Trường Sa, cây tra mới thực sự đem lại nhiều giá trị hơn cả.
Cây tra là một loài cây gỗ lớn, có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Cây lớn có thể cao từ 10-20m, thân cong, phân cành thấp. Tán lá rộng, lá đơn mọc cách, bóng, phiến tròn, gốc hình tim kích thước 12-15cm. Cây được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới.
Cây tra là một loài cây gỗ lớn, có nguồn gốc từ Trung Mỹ. Cây lớn có thể cao từ 10-20m, thân cong, phân cành thấp. Tán lá rộng, lá đơn mọc cách, bóng, phiến tròn, gốc hình tim kích thước 12-15cm. Cây được trồng rộng rãi ở các nước nhiệt đới.
Ở Trường Sa, quân và dân vẫn thường gọi cây này là nho biển, bởi những quả tra ra trái thành chùm, rất giống với cây nho trong đất liền. Ngoài ra, người dân trên đảo cũng thường hái quả tra ăn hoặc ngâm rượu giống với công dụng của nho.
Ở Trường Sa, quân và dân vẫn thường gọi cây này là nho biển, bởi những quả tra ra trái thành chùm, rất giống với cây nho trong đất liền. Ngoài ra, người dân trên đảo cũng thường hái quả tra ăn hoặc ngâm rượu giống với công dụng của nho.
Những quả tra chín thường là món ăn ưa thích của trẻ em trên đảo. Ngoài ra, lá cây tra gần như có mặt trong bữa ăn hằng ngày của đơn vị. Cũng như lá cây sung ở đất liền, thứ lá này ăn kèm với thịt, cá đều ngon.
Những quả tra chín thường là món ăn ưa thích của trẻ em trên đảo. Ngoài ra, lá cây tra gần như có mặt trong bữa ăn hằng ngày của đơn vị. Cũng như lá cây sung ở đất liền, thứ lá này ăn kèm với thịt, cá đều ngon.
Ngoài bàng vuông, cây tra, trên đảo Trường Sa còn có loài cây nổi tiếng khác cây phong ba. Trong ảnh là một cây phong ba cổ thụ ngay sau cổng chào thị trấn Trường Sa.
Ngoài bàng vuông, cây tra, trên đảo Trường Sa còn có loài cây nổi tiếng khác cây phong ba. Trong ảnh là một cây phong ba cổ thụ ngay sau cổng chào thị trấn Trường Sa. 

Tin mới