Trình độ đội ngũ báo cáo viên ngày càng được nâng cao

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam
(Baonghean.vn) - Sáng 14/12, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị Báo cáo viên tháng 12; tổng kết công tác tuyên truyền miệng năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023; khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền miệng, hoạt động báo cáo viên năm 2022.

Hội nghị diễn ra bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến tới 106 điểm cầu tại các tỉnh, thành phố trên toàn quốc, với hơn 5.000 đại biểu tham dự.

Tại điểm cầu Nghệ An, tham dự có lãnh đạo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, các báo cáo viên cấp tỉnh.

Hội nghị Báo cáo viên của Ban Tuyên giáo Trung ương tại điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Mỹ Nga

Hội nghị Báo cáo viên của Ban Tuyên giáo Trung ương tại điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Mỹ Nga

Tại hội nghị, các báo cáo viên được nghe đồng chí Đỗ Thành Trung - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin chuyên đề: “Tình hình kinh tế - xã hội năm 2022; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023”.

Năm 2022, dù ngoại cảnh có nhiều khó khăn, thách thức sau gần 3 năm chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19, cũng như các vấn đề địa chính trị trên thế giới, song nền kinh tế tăng trưởng lạc quan. Thành công lớn nhất trong năm 2022 là kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19.

Đồng chí Đỗ Thành Trung - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin chuyên đề: “Tình hình kinh tế - xã hội năm 2022; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023”. Ảnh: Mỹ Nga

Đồng chí Đỗ Thành Trung - Vụ trưởng Vụ Tổng hợp kinh tế quốc dân, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thông tin chuyên đề: “Tình hình kinh tế - xã hội năm 2022; Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023”. Ảnh: Mỹ Nga

Tình hình kinh tế vĩ mô được giữ vững ổn định, kiểm soát lạm phát tốt. Tăng trưởng GDP cả nước năm 2022 ước đạt 8%, vượt mục tiêu Quốc hội đề ra là 6,6%. Thu ngân sách 11 tháng năm 2022 đã vượt 16,1%. Kim ngạch xuất khẩu ước đạt 374 tỷ USD, tăng 11,3% so với chỉ tiêu Quốc hội đề ra. Ước xuất siêu đạt 8,5 tỷ USD.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, kinh tế - xã hội của đất nước năm 2022 còn 6 vấn đề tồn tại: Năng suất lao động còn thấp, không đạt mục tiêu đề ra; công tác điều hành kinh tế vĩ mô đối mặt nhiều thách thức, đơn hàng xuất khẩu, thị trường lao động suy giảm; thị trường bất động sản, trái phiếu nhiều bất cập, làm giảm niềm tin của doanh nghiệp và người dân; thu hút FDI và công nghệ cao gặp nhiều khó khăn; đời sống một số bộ phận người dân còn nhiều khó khăn, tiền lương cán bộ, viên chức, công chức còn thấp, dẫn đến làn sóng nghỉ việc…

Bước sang năm 2023, đề ra mục tiêu tăng trưởng GDP đạt 6,5%, thu nhập bình quân đầu người đạt 4.400 USD/người, tốc độ chỉ số giá tiêu dùng tăng 4,5%, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 6,8%...

Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) Nghệ An ước đạt 9,08%. Ảnh tư liệu: Lê Thắng
Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) Nghệ An ước đạt 9,08%. Ảnh tư liệu: Lê Thắng

Để đạt được những mục tiêu đó, cần tập trung vào các nhóm nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như: Tiếp tục giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát; thực hiện chính sách tiền tệ chắc chắn, chính sách tài khóa linh hoạt, các chính sách phải kết hợp hài hòa, điều hành lãi suất tỷ giá phù hợp, bảo đảm cung cấp đủ vốn cho nền kinh tế, tạo động lực tăng trưởng; phòng, chống, kiểm soát dịch bệnh, chuẩn bị các phương án ứng phó hiệu quả, bảo đảm cung ứng thuốc và vật tư y tế, đáp ứng kịp thời nhu cầu khám, chữa bệnh của người dân; chú trọng công tác hoàn thiện thể chế, pháp luật, thực hiện việc lấy ý kiến nhân dân, xử lý các vụ việc trọng điểm; thúc đẩy ứng dụng thông tin, chuyển đổi số; phát triển cơ cấu hạ tầng cơ sở chiến lược, trọng điểm;…

Đối với Việt Nam, năm 2023 là năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm, giai đoạn 2021- 2025. Đây cũng là năm Việt Nam khẳng định vị thế mới, khi nước ta sẽ đạt ngưỡng 100 triệu dân và quy mô GDP cán mốc 10 triệu tỷ đồng.

Tổng kết công tác tuyên truyền miệng và hoạt động báo cáo viên năm 2022, Báo cáo của Ban Tuyên giáo Trung ương nhấn mạnh, toàn ngành Tuyên giáo trên cả nước đã vượt qua nhiều khó khăn, củng cố niềm tin của người dân đối với Đảng và Nhà nước; cùng toàn Đảng, toàn dân phát triển kinh tế, xã hội. Trình độ đội ngũ báo cáo viên ngày càng được nâng cao.

Ban Tuyên giáo Trung ương ứng dụng công nghệ AI trong việc truyền đạt thông tin. Ảnh: Mỹ Nga

Ban Tuyên giáo Trung ương ứng dụng công nghệ AI trong việc truyền đạt thông tin. Ảnh: Mỹ Nga

Bên cạnh đó, còn bộc lộ nhiều hạn chế như: Một số cấp ủy, người đứng đầu chưa nhận thức rõ nhiệm vụ, vai trò của báo cáo viên, tuyên truyền viên; công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết có lúc còn hình thức; tập huấn tuyên truyền viên còn nặng tính lý thuyết; các hội nghị báo cáo viên bằng hình thức trực tuyến còn có mặt hạn chế, việc cung cấp thông tin ở cấp Trung ương còn nặng tính học thuyết; nguồn tài liệu phục vụ báo cáo viên còn hạn chế, nhiều thông tin nhạy cảm, phức tạp chưa được cung cấp kịp thời.

Định hướng công tác tuyên truyền trong năm 2023, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương Phan Xuân Thủy nhấn mạnh 2 nhiệm vụ: Cần nâng cao tính tích cực, chủ động trong công tác tham mưu và công tác tuyên truyền miệng; tập trung triển khai công tác tuyên truyền miệng hướng về cơ sở, khắc phục tình trạng nghẽn thông tin.

Tại hội nghị, Ban Tuyên giáo Trung ương tặng Bằng khen cho 14 tập thể và 6 cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác tuyên truyền miệng và hoạt động báo cáo viên./.

Tin mới