Ba Lan tăng 300.000 quân binh nhằm răn đe Nga không tấn công

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Trong mười năm qua, quân đội Ba Lan đã tăng từ 95.000 lên 200.000 người và trong tương lai nước này có kế hoạch tăng lực lượng lên 300.000 quân. Và chi tiêu quốc phòng thậm chí có thể đạt tới 4% GDP - đây sẽ là con số cao nhất trong số các nước NATO.

thu-tuong-donald-tusk-7040.jpg
Thủ tướng Ba Lan Donald Tusk trong một buổi lễ duyệt binh ở Ba Lan. Ảnh: AP

Theo hãng tin RT ngày 13/2, tờ Times cho biết, trong vòng chưa đầy 10 năm, quy mô của lực lượng vũ trang Ba Lan đã tăng gần gấp đôi: từ 95.000 lên 200.000 người. Mục tiêu cuối cùng của Ba Lan là một đội quân 300.000 người. Điều này sẽ khiến Ba Lan trở thành quốc gia sở hữu lực lượng lục quân lớn nhất của NATO ở châu Âu.

Ba Lan dự định tăng số lượng xe tăng của mình lên 1.600 chiếc - nhiều hơn số lượng xe tăng của Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Italy cộng lại. Năm 2024, chi tiêu quốc phòng dự kiến ​​sẽ tăng lên hơn 3% GDP, thậm chí có thể vượt quá 4%. Trong trường hợp này, đây sẽ là tỷ lệ chi tiêu quốc phòng cao nhất trong số các nước NATO.

Mariusz Blaszczak, chuyên gia cải cách quân sự của Ba Lan chia sẻ với The Times, rằng, Warsaw đang làm điều này để tạo ra mức độ răn đe nhất định "đến Tổng thống Putin, từ đó sẽ không muốn tấn công Ba Lan".

Các chính trị gia khắp châu Âu bày tỏ lo ngại rằng, ba thập kỷ cắt giảm chi tiêu quốc phòng đã khiến các nước châu Âu không thể tự vệ, nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ. Những lo ngại đó càng tăng cao, khi cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố rằng, ông sẽ khuyến khích Nga tấn công bất kỳ thành viên NATO châu Âu nào không đáp ứng các cam kết chi tiêu quân sự.

Chuyên gia quân sự Mariusz Blaszczak cho biết, đã đến lúc những quốc gia châu Âu khác phải làm phần việc của mình.

"Tôi hiểu rằng chi tiêu lớn cho quân sự là một gánh nặng ngân sách rất lớn. Nhưng chúng ta đang ở một thời điểm nhạy cảm trong lịch sử của lục địa đến mức không ai có thể nghi ngờ rằng không nên tiết kiệm đầu tư vào quốc phòng" - chuyên gia Blaszczak cho hay.

Đặc biệt, chuyên gia này đánh giá, Đức đã đóng góp không đầy đủ cho hoạt động phòng thủ tập thể và trong những tháng gần đây, mà "chỉ giả vờ đề nghị hỗ trợ quân sự cho Ukraine". Ở Ba Lan người ta thường nói rằng các nước láng giềng Tây Âu lẽ ra đã thấy trước mối nguy hiểm từ Nga từ nhiều năm trước.

Theo Times, chương trình tái vũ trang của Ba Lan bắt đầu vào cuối năm 2018, với hai mục tiêu chính. Thứ nhất, họ muốn Mỹ trở thành người bảo đảm chính cho an ninh của Ba Lan bằng cách tăng gấp đôi chi tiêu quốc phòng và đặt mua một lượng lớn thiết bị tiên tiến của Mỹ: 366 xe tăng M1 Abrams, 486 hệ thống tên lửa phóng loạt HIMARS, ít nhất 32 máy bay chiến đấu F-35.

Thứ hai, thay vì các hệ thống công nghệ cao và đắt tiền, Ba Lan tin rằng khối lượng lớn là quan trọng trong chiến tranh trên bộ.

Blaszczak nhận định: “Nhiều chuyên gia đã lập luận rằng chiến tranh hiện đại sẽ diễn ra chủ yếu trên không gian mạng hoặc sử dụng bộ binh hạng nhẹ và hệ thống không người lái. Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh, lục quân vẫn là thành phần cơ bản quan trọng nhất của lực lượng vũ trang".

Tuy nhiên, kinh nghiệm của Anh và Đức cho thấy, việc tuyển quân ở châu Âu hiện đại khó đến mức nào. Ba Lan đã giải quyết vấn đề này bằng cách tăng lương quân nhân lên 82%, cũng như thông qua các chiến dịch PR, trong đó quân đội nói chuyện với công chúng, tham gia các buổi dã ngoại, hội nghị và trả lời phỏng vấn./.

Tin mới