Bộ sưu tập tiền xu cổ vô giá tại Nghệ An

(Baonghean.vn) - Sau nhiều năm sưu tầm, nghiên cứu và tìm hiểu về tiền cổ, anh Nguyễn Đức Vượng, hiện đang là giáo viên mỹ thuật trường Tiểu học Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn (Nghệ An) đang sở hữu hàng nghìn đồng tiền xu cổ từng lưu hành ở nước ta. Đặc biệt trong đó có không ít những đồng xu hiếm có.

Bắt đầu việc sưu tầm từ những năm học lớp 8, sau 18 năm, anh Nguyễn Đức Vượng đã có trong tay một bộ sưu tập tiền xu cổ của Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp từng lưu hành từ cách đây hơn 2.000 năm TCN cho đến nay trên đất nước ta. Một phần nhỏ trong bộ sưu tập tiền xu cổ khổng lồ của anh Vượng. Ảnh: Nguyễn Đức Vượng
Bắt đầu việc sưu tầm từ những năm học lớp 8, sau 18 năm, anh Nguyễn Đức Vượng đã có trong tay một bộ sưu tập tiền xu cổ của Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp từng lưu hành từ cách đây hơn 2.000 năm TCN cho đến nay trên đất nước ta. Một phần nhỏ trong bộ sưu tập tiền xu cổ khổng lồ của anh Vượng. Ảnh: Nguyễn Đức Vượng
Anh Vượng hiện đang sở hữu gần như đầy đủ các loại tiền cổ qua các thời kỳ của Việt Nam, kể từ thời nhà Đinh (970-980) với đồng “Thái Bình hưng bảo” – đồng tiền đầu tiên do người Việt Nam đúc và lưu hành cho đến thời vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn là Bảo Đại (1925-1845) với đồng “Bảo Đại thông bảo”, thời Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Ảnh chụp một phần bộ sưu tập tiền xu cổ của Việt Nam qua các thời kỳ.
Anh Vượng hiện đang sở hữu gần như đầy đủ các loại tiền cổ qua các thời kỳ của Việt Nam, kể từ thời nhà Đinh (970-980) với đồng “Thái Bình hưng bảo” – đồng tiền đầu tiên do người Việt Nam đúc và lưu hành cho đến thời vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn là Bảo Đại (1925-1845) với đồng “Bảo Đại thông bảo”, thời Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Ảnh chụp một phần bộ sưu tập tiền xu cổ của Việt Nam qua các thời kỳ.
Anh khu
Anh Vượng giới thiệu bộ sưu tập tiền xu cổ của mình.
Đồng “Thái Bình hưng bảo” – đồng tiền đầu tiên của Việt Nam do vua Đinh Tiên Hoàng cho đúc và lưu hành sau khi giành độc lập. Đây là đồng tiền giúp chấm dứt tình trạng đồng tiền Trung Quốc chiếm lĩnh độc nhất tại thị trường tiền tệ Việt Nam. Từ đó trở đi, các triều đại tiếp theo đều đúc tiền mang niên hiệu của mình để sử dụng.
Đồng “Thái Bình hưng bảo” – đồng tiền đầu tiên của Việt Nam do vua Đinh Tiên Hoàng cho đúc và lưu hành sau khi giành độc lập. Đây là đồng tiền giúp chấm dứt tình trạng đồng tiền Trung Quốc chiếm lĩnh độc nhất tại thị trường tiền tệ Việt Nam. Từ đó trở đi, các triều đại tiếp theo đều đúc tiền mang niên hiệu của mình để sử dụng.
Đồng “Bảo Đại thông bảo” được phát hành trong triều đại cuối cùng của nhà Nguyễn với vị vua Bảo Đại (1925-1845).
Đồng “Bảo Đại thông bảo” được phát hành trong triều đại cuối cùng của nhà Nguyễn với vị vua Bảo Đại (1925-1845).
Do số lượng xu cổ khá nhiều nên được anh Vượng cho vào từng hũ để đóng, cất. Được biết, hũ đựng xu còn nguyên vẹn khá ít do khi người dân tìm thấy hũ cổ thường đập ra để tìm đồ quý giá.
Do số lượng xu cổ khá nhiều nên được anh Vượng cho vào từng hũ để đóng, cất. Được biết, hũ đựng xu còn nguyên vẹn khá ít do khi người dân tìm thấy hũ cổ thường đập ra để tìm đồ quý giá.
Một hũ đựng tiền cổ còn lại sau khi bị vỡ lớp sành bên ngoài. Anh Vượng cho biết, để có được bộ sưu tập tiền cổ như hiện nay, anh đã bỏ không ít công sức và tiền bạc. Có những đồng tiền cổ của Việt Nam anh phải nhờ người lặn lội sang tận Trung Quốc để mua lại. Thậm chí, có những đồng tiền cổ anh sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu đồng để mua về. Ảnh: Nguyễn Đức Vượng
Một hũ đựng tiền cổ còn lại sau khi bị vỡ lớp sành bên ngoài. Anh Vượng cho biết, để có được bộ sưu tập tiền cổ như hiện nay, anh đã bỏ không ít công sức và tiền bạc. Có những đồng tiền cổ của Việt Nam anh phải nhờ người lặn lội sang tận Trung Quốc để mua lại. Thậm chí, có những đồng tiền cổ anh sẵn sàng bỏ ra hàng chục triệu đồng để mua về. Ảnh: Nguyễn Đức Vượng
Hiện nay, anh Vượng đang sở hữu hơn 30 đồng tiền quý của Việt Nam và Trung Quốc chưa từng được ghi chép lại trong sách vở. Ảnh chụp đồng xu “Hoàng tống hiệu bảo” chưa được ghi sách vở của Việt Nam, mới chỉ được ghi lại trong sách về tiền cổ của Nhật Bản.
Hiện nay, anh Vượng đang sở hữu hơn 30 đồng tiền quý của Việt Nam và Trung Quốc chưa từng được ghi chép lại trong sách vở. Ảnh chụp đồng xu “Hoàng tống hiệu bảo” chưa được ghi sách vở của Việt Nam, mới chỉ được ghi lại trong sách về tiền cổ của Nhật Bản.
 Đồng tiền Bán Lạng của thời nhà Tần , Trung Quốc được Tần Thủy Hoàng (Tần Huệ Văn Vương) đúc năm thứ 2 – 336 TCN. Đây là đồng tiền xu đầu tiên của Trung Quốc.
Đồng tiền Bán Lạng của thời nhà Tần , Trung Quốc được Tần Thủy Hoàng (Tần Huệ Văn Vương) đúc năm thứ 2 – 336 TCN. Đây là đồng tiền xu đầu tiên của Trung Quốc.
Đồng tiền Hương cảng nhất tiền của triều Thanh đúc năm 1905 là đồng tiền cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Quốc. Mặt trước là chân dung vua Edward VII, King & Emperor.
Đồng tiền Hương cảng nhất tiền của triều Thanh đúc năm 1905 là đồng tiền cuối cùng của triều đại phong kiến Trung Quốc. Mặt trước là chân dung vua Edward VII, King & Emperor.
Đến thời Pháp thuộc, Việt Nam lúc ấy sử dụng đồng “Bách phân chi nhất” (tiền thẻ bài) phát hành năm 1885 có biểu tượng là tượng thần Tự do.
Đến thời Pháp thuộc, Việt Nam lúc ấy sử dụng đồng “Bách phân chi nhất” (tiền thẻ bài) phát hành năm 1885 có biểu tượng là tượng thần Tự do.
 Đồng bạc hoa xòe (Piastre) phát hành năm 1926 với biểu tượng là tượng thần Tự do có dòng chữ Cộng hòa Pháp (République Francaise). Những đồng tiền Piastre nếu được phát hành năm 1900 lại có giá trị cao vì đó là năm in thử nên rất hiếm và đây cũng là đồng tiền cuối cùng của Pháp in ở Việt Nam.
Đồng bạc hoa xòe (Piastre) phát hành năm 1926 với biểu tượng là tượng thần Tự do có dòng chữ Cộng hòa Pháp (République Francaise). Những đồng tiền Piastre nếu được phát hành năm 1900 lại có giá trị cao vì đó là năm in thử nên rất hiếm và đây cũng là đồng tiền cuối cùng của Pháp in ở Việt Nam.
Đồng tiền “Thiên Bảo thông bảo” của Nhật Bản từng lưu hành trên đất nước Việt Nam. Đây là minh chứng cho một thời kỳ giao thương giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản.
Đồng tiền “Thiên Bảo thông bảo” của Nhật Bản từng lưu hành trên đất nước Việt Nam. Đây là minh chứng cho một thời kỳ giao thương giữa hai nước Việt Nam và Nhật Bản.

Chu Thanh 

TIN LIÊN QUAN

Tin mới