Cuộc sống chật vật của người dân vùng rốn lũ Bích Hào

(Baonghean.vn) - Nhà bị ngập, nhiều thôn, xóm bị chia cắt, cuộc sống của người dân vùng rốn lũ Bích Hào (Thanh Chương) gặp nhiều khó khăn. Do mất điện nhiều ngày, không bơm được nước, đặc biệt nước sạch để ăn uống hiện là vấn đề cấp thiết nhất đối với bà con lúc này. 
Trong khi nước lũ ở các vùng thượng huyện Thanh Chương đã rút mạnh, thì vùng Bích Hào (gồm các xã Thanh Xuân, Thanh Lâm, Thanh Tùng, Thanh Mai, Thanh Giang, Thanh Hà) hiện nay nhiều xã vẫn chìm trong biển nước. Ảnh: Huy Thư

Trong khi nước lũ ở các vùng thượng huyện Thanh Chương đã rút mạnh, thì vùng Bích Hào (gồm các xã Thanh Xuân, Thanh Lâm, Thanh Tùng, Thanh Mai, Thanh Giang, Thanh Hà) hiện nay nhiều xã vẫn chìm trong biển nước. Ảnh: Huy Thư

Thanh Xuân là xã bị ngập nặng và bị chia cắt nhiều nhất ở vùng Bích Hào. Người dân các xóm quần cư trên những đồi thấp gần như bị cô lập hoàn toàn. Những hộ dân sống dưới chân đồi thường bị ngập sâu từ 0,5 - 1,5m. Riêng xóm Phú Lập có hơn 40 hộ bị ngập nhà. Ảnh: Huy Thư

Thanh Xuân là xã bị ngập nặng và bị chia cắt nhiều nhất ở vùng Bích Hào. Người dân các xóm quần cư trên những đồi thấp gần như bị cô lập hoàn toàn. Những hộ dân sống dưới chân đồi thường bị ngập sâu từ 0,5 - 1,5m. Riêng xóm Phú Lập có hơn 40 hộ bị ngập nhà. Ảnh: Huy Thư

Theo người dân địa phương, đợt lũ này nước lên nhanh và ngập sâu hơn đợt lũ năm 2020. Những hộ bị ngập nặng, bà con giúp nhau sơ tán người và tài sản, gia súc, gia cầm... đến các vị trí cao hơn, hoặc đến tá túc nhà các hộ không bị ngập. Ảnh: Huy Thư

Theo người dân địa phương, đợt lũ này nước lên nhanh và ngập sâu hơn đợt lũ năm 2020. Những hộ bị ngập nặng, bà con giúp nhau sơ tán người và tài sản, gia súc, gia cầm... đến các vị trí cao hơn, hoặc đến tá túc nhà các hộ không bị ngập. Ảnh: Huy Thư

Trong vùng ngập lũ, cuộc sống của người dân địa phương bị đảo lộn, các hộ gia đình phải nỗ lực, chủ động để đối phó với tình trạng khó khăn của người dân vùng lũ. Cuộc sống người dân vùng lũ đang trong tình trạng không điện, không nước sạch và nguy cơ đuối nước cao... Ảnh: Huy Thư

Trong vùng ngập lũ, cuộc sống của người dân địa phương bị đảo lộn, các hộ gia đình phải nỗ lực, chủ động để đối phó với tình trạng khó khăn của người dân vùng lũ. Cuộc sống người dân vùng lũ đang trong tình trạng không điện, không nước sạch và nguy cơ đuối nước cao... Ảnh: Huy Thư

Nhiều ngôi nhà và công trình phụ của người dân vùng lũ được xây dựng đơn sơ chìm trong nước bị hư hỏng, đổ sập. Ảnh: Huy Thư

Nhiều ngôi nhà và công trình phụ của người dân vùng lũ được xây dựng đơn sơ chìm trong nước bị hư hỏng, đổ sập. Ảnh: Huy Thư

Cùng với lực lượng chức năng sẵn sàng túc trực chống lũ của các xã, hiện mỗi thôn, xóm ở các địa phương vùng lũ còn thành lập đội cứu hộ để giúp đỡ người dân trong xóm. Mỗi đội cứu hộ thường tập hợp những thành viên là những người dân tích cực trong xóm, sẵn sàng lăn xả vì cộng đồng. Ảnh: Huy Thư

Cùng với lực lượng chức năng sẵn sàng túc trực chống lũ của các xã, hiện mỗi thôn, xóm ở các địa phương vùng lũ còn thành lập đội cứu hộ để giúp đỡ người dân trong xóm. Mỗi đội cứu hộ thường tập hợp những thành viên là những người dân tích cực trong xóm, sẵn sàng lăn xả vì cộng đồng. Ảnh: Huy Thư

Nước lũ lên nhanh, những gia đình neo người, ốm yếu, khó khăn trong việc di chuyển thóc lúa, đồ đạc, gia súc, gia cầm... Để hỗ trợ nhau, những người dân trong xóm, các đội cứu hộ và lực lượng chức năng đã vào cuộc kịp thời di dời tài sản, con người đến nơi an toàn. Ảnh: Huy Thư

Nước lũ lên nhanh, những gia đình neo người, ốm yếu, khó khăn trong việc di chuyển thóc lúa, đồ đạc, gia súc, gia cầm... Để hỗ trợ nhau, những người dân trong xóm, các đội cứu hộ và lực lượng chức năng đã vào cuộc kịp thời di dời tài sản, con người đến nơi an toàn. Ảnh: Huy Thư

Tại xã Thanh Xuân, trong ngày và đêm 30/9, đội cứu hộ xóm Phú Lập đã hoạt động liên tục cả ngày và đêm, hỗ trợ hơn 30 gia đình xúc lúa, đóng bao, di chuyển hàng chục tấn lúa cùng vật dụng, tài sản tránh lũ. Ảnh: Huy Thư

Tại xã Thanh Xuân, trong ngày và đêm 30/9, đội cứu hộ xóm Phú Lập đã hoạt động liên tục cả ngày và đêm, hỗ trợ hơn 30 gia đình xúc lúa, đóng bao, di chuyển hàng chục tấn lúa cùng vật dụng, tài sản tránh lũ. Ảnh: Huy Thư

Sống trong vùng lũ, không điện, không nước sạch, thực phẩm thiếu. Hiện nước sạch để sinh hoạt, nhất là để ăn uống trở thành vấn đề cấp thiết của người dân. Anh Nguyễn Văn Cảnh - xóm trưởng xóm Phú Lập, xã Thanh Xuân cho hay: Xóm có 197 hộ, cả hộ bị nước lũ ngập nhà lẫn hộ không bị ngập, phần lớn đều thiếu nước sạch để sinh hoạt. Nhiều hộ phải chèo bè đi xin từng can nước để dùng. Ảnh: Huy Thư

Sống trong vùng lũ, không điện, không nước sạch, thực phẩm thiếu. Hiện nước sạch để sinh hoạt, nhất là để ăn uống trở thành vấn đề cấp thiết của người dân. Anh Nguyễn Văn Cảnh - xóm trưởng xóm Phú Lập, xã Thanh Xuân cho hay: Xóm có 197 hộ, cả hộ bị nước lũ ngập nhà lẫn hộ không bị ngập, phần lớn đều thiếu nước sạch để sinh hoạt. Nhiều hộ phải chèo bè đi xin từng can nước để dùng. Ảnh: Huy Thư

Một cụ bà ở xóm Phú Lập, xã Thanh Xuân nói: Nhà cụ mấy hôm nay thiếu nước sạch, nên phải đi xin nhà láng giềng về để nấu ăn. Ảnh: Huy Thư

Một cụ bà ở xóm Phú Lập, xã Thanh Xuân nói: Nhà cụ mấy hôm nay thiếu nước sạch, nên phải đi xin nhà láng giềng về để nấu ăn. Ảnh: Huy Thư

Tại những vùng bị nước lũ chia cắt, ngập sâu, giao thông đi lại khó khăn, chỉ những người dân có việc cần kíp mới ra khỏi làng. Không chỉ thiếu nước sạch, mà thuốc chữa bệnh, đèn tích điện... vẫn là nhu cầu cấp thiết của người dân địa phương. Ảnh: Huy Thư

Tại những vùng bị nước lũ chia cắt, ngập sâu, giao thông đi lại khó khăn, chỉ những người dân có việc cần kíp mới ra khỏi làng. Không chỉ thiếu nước sạch, mà thuốc chữa bệnh, đèn tích điện... vẫn là nhu cầu cấp thiết của người dân địa phương. Ảnh: Huy Thư

Clip: Huy Thư

Tin mới