Đảo chính buộc kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ trả giá đắt

(Baonghean.vn) - Mặc dù Tổng thống Tayyip Erdugan khẳng định quyền kiểm soát đất nước sau cuộc đảo chính quân sự và đang cố gắng duy trì ổn định, nhưng chắc chắn những bất ổn vừa qua sẽ khiến Thổ Nhĩ Kỳ phải trả giá đắt về mặt kinh tế.

Tăng trưởng kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ so với các nền kinh tế tương tự kể từ tháng 12/2015. Ảnh: Reuters.
Tăng trưởng kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ so với các nền kinh tế tương tự kể từ tháng 11/2015. Ảnh: Reuters.

Trước cuộc đảo chính, Thổ Nhĩ Kỳ đã có một nền kinh tế tăng trưởng khá tốt. Sau cuộc bầu cử tháng 11/2015, Thổ Nhĩ Kỳ quay lại chế độ 1 đảng với sự cầm quyền của Đảng AK và Tổng thống Erdogan. Thị trường nước này tăng trưởng mạnh mẽ so với các nền kinh tế như Brazil, Nam Phi hay Nga. GDP của Thổ Nhĩ Kỳ tăng trưởng với mức tương tự Brazil và Nga, gấp 3 lần Nam Phi.

Tuy nhiên sau đảo chính, mức tăng trưởng chững lại khi cả người tiêu dùng, doanh nghiệp và du khách đều tỏ ra quan ngại trước tình hình đất nước. Điều này có thể dẫn đến việc Chính phủ gây sức ép lên Ngân hàng trung ương nới lỏng chính sách tiền tệ - điều mà không nhà đầu tư nào mong muốn. Trong khi đó, Erdogan sẽ quan tâm nhiều đến việc tập trung quyền lực chính trị cho đảng phái của ông, hơn là việc quản lý tài sản quốc gia.

Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ phải trả giá đắt vì bất ổn chính trị. Ảnh: Sputnik.
Kinh tế Thổ Nhĩ Kỳ phải trả giá đắt vì bất ổn chính trị. Ảnh: Sputnik.

Tệ hơn nữa, bất ổn trong chính trị sẽ làm xấu đi mối quan hệ của Thổ Nhĩ Kỳ với các nước đồng minh phương Tây. Những kế hoạch thanh trừng sau đảo chính của Erdogan, thậm chí việc mang án tử hình quay lại còn làm căng thẳng các quan hệ quốc tế, đặc biệt là với Liên minh châu Âu (EU).

Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) ước tính thâm hụt tài khoản vãng lai năm 2015 của Thổ Nhĩ Kỳ là 4,4% GDP. Một nền kinh tế khó khăn lại đang bị những bất ổn về chính trị, khó có nhà đầu tư nào dám mạo hiểm với Thổ Nhĩ Kỳ trong thời gian tới.

Quân Lê

(Theo Reuters)

TIN LIÊN QUAN

Tin mới