Thế giới đón nguyệt thực toàn phần

Người yêu thiên văn ở nhiều nước trên thế giới hôm nay 4/4/2015 chứng kiến hiện tượng nguyệt thực toàn phần, trong đó có lúc Mặt Trăng chuyển màu đỏ.

Nguyệt thực toàn phần hay
Nguyệt thực toàn phần hay "trăng máu" là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời, đây là lúc mặt trăng nhuốm màu đỏ rõ và đẹp nhất. Trong ảnh là nguyệt thực ở nam Australia. Ảnh: Earth Sky
Nguyệt thực toàn phần hôm nay là hiện tượng thứ ba trong bộ tứ nguyệt thực (tetrad). Kiểu hiện tượng này sẽ không lặp lại trong vòng 20 năm tiếp theo hoặc lâu hơn. Hai lần đầu trong bộ tứ nguyệt thực xuất hiện hồi tháng 4 và tháng 9 năm ngoái và lần cuối sẽ được quan sát vào ngày 28/9 năm nay. Ảnh: Earth Sky
Nguyệt thực toàn phần hôm nay là hiện tượng thứ ba trong bộ tứ nguyệt thực (tetrad). Kiểu hiện tượng này sẽ không lặp lại trong vòng 20 năm tiếp theo hoặc lâu hơn. Hai lần đầu trong bộ tứ nguyệt thực xuất hiện hồi tháng 4 và tháng 9 năm ngoái và lần cuối sẽ được quan sát vào ngày 28/9 năm nay. Ảnh: Earth Sky
Theo các nhà khoa học, đây là hiện tượng nguyệt thực mà Mặt Trăng chuyển màu trong pha che khuất ngắn nhất của thế kỷ này. Ảnh trên được chụp tại Hermosillo, Mexico. Ảnh: Earth Sky
Theo các nhà khoa học, đây là hiện tượng nguyệt thực mà Mặt Trăng chuyển màu trong pha che khuất ngắn nhất của thế kỷ này. Ảnh trên được chụp tại Hermosillo, Mexico. Ảnh: Earth Sky
Trăng chuyển sang màu đỏ ở thành phố Victoria, tỉnh bang British Columbia, Canada. Ảnh: Doug Clement Photography
Trăng chuyển sang màu đỏ ở thành phố Victoria, tỉnh bang British Columbia, Canada. Ảnh: Doug Clement Photography
Pha che khuất một phần ở Melbourne, Australia. Ảnh: Twitter
Pha che khuất một phần ở Melbourne, Australia. Ảnh: Twitter
"Trăng máu" ở Colorado, Mỹ. Ảnh: Earth Sky
"Trăng máu" ở Colorado, Mỹ. Ảnh: Earth Sky
9 hình ảnh mô tả quá trình che khuất ở thành phố Portland, Mỹ. Năm nay chỉ có những người yêu thiên văn ở Mỹ, châu Á, Ấn Độ, phía tây Trung Quốc, Nga, Australia và Thái Bình Dương có cơ hội nhìn thấy
9 hình ảnh mô tả quá trình che khuất ở thành phố Portland, Mỹ. Năm nay chỉ có những người yêu thiên văn ở Mỹ, châu Á, Ấn Độ, phía tây Trung Quốc, Nga, Australia và Thái Bình Dương có cơ hội nhìn thấy "trăng máu". Khu vực châu Phi, châu Âu và Trung Đông nằm ở nửa bên kia của Trái Đất, do đó sẽ không được chiêm ngưỡng hiện tượng này. Ảnh: Mike Zacchino
Trong giai đoạn che khuất hoàn toàn, ánh sáng Mặt Trời chiếu xuyên qua vòng khí quyển bụi của Trái Đất sẽ bị bẻ cong, khúc xạ về phần màu đỏ của quang phổ và phủ bóng lên bề mặt Mặt Trăng. Do đó, đĩa Mặt Trăng sẽ đi từ màu xám đen trong pha một phần sang màu vàng đỏ trong pha toàn phần. Ảnh: Chris Stockdale
Trong giai đoạn che khuất hoàn toàn, ánh sáng Mặt Trời chiếu xuyên qua vòng khí quyển bụi của Trái Đất sẽ bị bẻ cong, khúc xạ về phần màu đỏ của quang phổ và phủ bóng lên bề mặt Mặt Trăng. Do đó, đĩa Mặt Trăng sẽ đi từ màu xám đen trong pha một phần sang màu vàng đỏ trong pha toàn phần. Ảnh: Chris Stockdale
Mặt Trăng trong quá trình diễn ra nguyệt thực toàn phần được quan sát từ biển Redondo, bang California, Mỹ. Ảnh: Maxim Senin/Space
Mặt Trăng trong quá trình diễn ra nguyệt thực toàn phần được quan sát từ biển Redondo, bang California, Mỹ. Ảnh: Maxim Senin/Space
Nguyệt thực toàn phần nhìn qua cây hoa anh đào ở Shiraishi, quận Miyagi, Nhật Bản. Ảnh: Reuters
Nguyệt thực toàn phần nhìn qua cây hoa anh đào ở Shiraishi, quận Miyagi, Nhật Bản. Ảnh: Reuters

Theo VnExpress

TIN LIÊN QUAN

Tin mới