Hạnh phúc bình dị của những cựu binh ở Trung tâm điều dưỡng

(Baonghean.vn) - Chiến tranh đi qua, để lại những vết thương hằn sâu trên cơ thể của những chàng trai, cô gái đã dành cả tuổi thanh xuân để đấu tranh cho độc lập, tự do của đất nước. Nhưng chiến tranh không thể lấy đi niềm lạc quan, tin yêu cuộc sống của những cựu binh.
bna_trại thương binh3_ảnh Hải Vương
Trung tâm Điều dưỡng thương binh Nghệ An (xóm Phong Lạc, xã Nghi Phong, huyện Nghi Lộc) hiện đang điều trị, điều dưỡng chăm sóc sức khỏe cho 69 thương binh, bệnh binh nặng của 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Ảnh: Hải Vương

bna_trại thương binh3_ảnh Hải Vương

Hầu hết những thương, bệnh binh ở đây đều có tỷ lệ thương tật trên 80% khiến cho mọi sinh hoạt gặp vô vàn khó khăn. Tuy nhiên, họ vẫn giữ vững tinh thần lạc quan trong cuộc sống. Trong ảnh là ông Trần Viết Sáng đang vui mừng khi vợ tới thăm. Ông là lính công binh tham gia chiến đấu tại chiến trường Campuchia. Bị thương năm 1980  khiến hai mắt bị mù lòa và phải cưa bỏ hai chân, tỷ lệ thương tật lên đến 95%.  Ảnh: Lê Thắng

bna_trại thương binh3_ảnh Hải Vương
Với những thương binh xa nhà, việc thường tự mình "đi chợ"  đã quá đỗi quen thuộc khi những gánh hàng rong mang thức ăn, hoa quả vào bán ở đây.  Ảnh: Hải Vương
bna_trại thương binh3_ảnh Hải Vương
Dù căng tin của Trung tâm điều dưỡng luôn sẵn sàng phục vụ, nhưng ông  Trần Quốc Tế (SN 1951, cán bộ trinh sát của Tiểu đoàn 20, Sư đoàn 341) luôn coi việc nấu nướng là một niềm vui. Ảnh: Lê Thắng
Ông Trần quốc Tế(sinh 1951) đã từng là cán bộ trinh sát của Tiểu đoàn 20, Sư đoàn 341 , quê ở Kỳ Anh, Hà Tĩnh. Vì gia đình ở xa, lại không muốn làm phiền vợ con, nhiều năm qua ông luôn tự chủ cuộc sống của mình dù  thương tật lên tới 91%
Không vợ, con, nên ông Đặng Đình Hồng (SN 1956, Thạch Hà, Hà Tĩnh) đã quen với việc tự chăm sóc bản thân. Ảnh: Hải Vương
 
bna_trại thương binh3_ảnh Hải Vương
Đã từng xung phong trên nhiều chiến tuyến, giờ đây, khi chiến tranh đã lùi xa, những người thương, bệnh binh tận hưởng niềm hạnh phúc bên người thân, gia đình, và hơn thế gặp đồng đội mỗi ngày. Ảnh: Lê Thắng
 
bna_trại thương binh3_ảnh Hải Vương

Bác Hà Thị Châu (SN 1950) quê Diễn Châu, bị trúng bom, tại chiến trường Xiêng Khoảng (Lào) khiến cho cột sống bị tổn thương nặng. Sau khi phục viên, dù có nhiều người đàn ông đồng cảm muốn lập gia đình cùng bà nhưng bà lựa chọn cho mình cuộc sống độc lập. Ảnh: Hải Vương

 
bna_trại thương binh3_ảnh Hải Vương
Với năng khiếu hát hay và sáng tác thơ, căn phòng của thương binh Ngô Xuân Kiện (SN 1944, ở TP.Vinh) luôn chào đón nhiều vị khách tới thăm để thưởng thức những tác phẩm do ông sáng tác. Ảnh: Hải Vương
bna_trại thương binh3_ảnh Hải Vương
Bà Nguyễn Thị Lượng (SN 1950) đã từng là cô gái được bao chàng trai theo đuổi ở mảnh đất Thanh Ngọc, Thanh Chương. Tuy nhiên, vì tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, bà tham gia chiến đấu ở Gia Lai (Kon Tum) và bị thương năm 1973 sau một lần trúng bom của quân địch. Giờ đây, dù không lập gia đình và mang trên mình thương tật  96% nhưng bà vẫn luôn sống lạc quan khi bên mình luôn có những người đồng đội, người bạn thân thiết từng cùng nhau vào sinh ra tử. Ảnh: Hải Vương
 
Kom Tum)
Tạm quên đi những nỗi đau thể xác, những người cựu chiến binh vẫn luôn tìm kiếm cho mình những niềm vui dung dị đời thường. Ảnh: Lê Thắng

Tin mới