Người Thái Nghệ An cúng 'pủ xừa' - gốc cây cổ thụ

(Baonghean.vn) - Vào 12 tháng 9 âm lịch hàng năm, người Thái ở huyện Quỳ Châu lên núi cúng thần linh dưới gốc cổ thụ. Tục này gọi là “pủ xừa” để cầu cho bản làng bình yên, mùa màng bội thu.
Tục cúng “pủ xừa” có từ lâu đời và được các cộng đồng người Thái ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu duy trì đều đặn và thường diễn ra sau khi đã thu hoạch vụ mùa. Khi lập bản, để xác định cây “pủ xừa”, thầy mo phải làm lễ và ném thẻ tre hoặc đồng xu. Nếu một sấp, một ngửa là cây đã được thần linh chọn. Một số nơi dùng trứng luộc ném trên gốc cây. Nếu trứng vỡ cũng là tín hiệu cho thấy thần linh đã ưng thuận cái cây. Ảnh: Hữu Vi

Tục cúng “pủ xừa” có từ lâu đời và được các cộng đồng người Thái ở xã Châu Tiến, huyện Quỳ Châu duy trì đều đặn và thường diễn ra sau khi đã thu hoạch vụ mùa. Khi lập bản, để xác định cây “pủ xừa”, thầy mo phải làm lễ và ném thẻ tre hoặc đồng xu. Nếu một sấp, một ngửa là cây đã được thần linh chọn. Một số nơi dùng trứng luộc ném trên gốc cây. Nếu trứng vỡ cũng là tín hiệu cho thấy thần linh đã ưng thuận cái cây. Ảnh: Hữu Vi

Theo quan niệm của cộng đồng người Thái và Khơ Mú ở Nghệ An, gốc cây cổ thụ nơi có ngôi đền chung của bản. Cây cổ thụ này gọi là cây “pủ xừa” là nơi trú ngụ của thần linh bảo hộ cho dân bản. Ảnh: H.V

Theo quan niệm của cộng đồng người Thái và Khơ Mú ở Nghệ An, gốc cây cổ thụ nơi có ngôi đền chung của bản. Cây cổ thụ này gọi là cây “pủ xừa” là nơi trú ngụ của thần linh bảo hộ cho dân bản. Ảnh: H.V

Lễ vật cho tục lệ này thường là thịt lợn, thủ lợn, gà, xôi, món “mọc”, vải thô dệt từ sợi bông, rượu cần. Có cả hoa quả. Ảnh: H.V

Lễ vật cho tục lệ này thường là thịt lợn, thủ lợn, gà, xôi, món “mọc”, vải thô dệt từ sợi bông, rượu cần. Có cả hoa quả. Ảnh: H.V

Bản Bua, xã Châu Tiến là nơi làm lễ này một cách quy mô khi cả bản cùng lên núi cúng cây “pủ xừa”. Những bản còn lại thường chỉ có mâm cúng của ban quản lý, đại diện cho dân bản. Ảnh: H.V

Bản Bua, xã Châu Tiến là nơi làm lễ này một cách quy mô khi cả bản cùng lên núi cúng cây “pủ xừa”. Những bản còn lại thường chỉ có mâm cúng của ban quản lý, đại diện cho dân bản. Ảnh: H.V

Người dân chuẩn bị mâm cúng "pủ xừa". Ảnh: H.V
Người dân chuẩn bị mâm cúng "pủ xừa". Ảnh: H.V
Lễ cúng “pủ xừa” hiện chưa được nhiều người biết đến. Đây là một tục lệ mang tính nội bộ cộng đồng nhưng lại giữ được những nét nguyên sơ từ truyền thống. Ảnh: H.V

Lễ cúng “pủ xừa” hiện chưa được nhiều người biết đến. Đây là một tục lệ mang tính nội bộ cộng đồng nhưng lại giữ được những nét nguyên sơ từ truyền thống. Ảnh: H.V

Tin mới