Ukraine đối mặt nhiều thách thức khi đưa F-16 vào chiến đấu

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn)- Sau nhiều tháng vận động hành lang căng thẳng, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky tỏ ra phấn khởi về việc nước này sắp được một số nước châu Âu chuyển giao các máy bay chiến đấu F-16, gồm Hà Lan, Na Uy và Đan Mạch.

Xét về nhiều mặt, F-16 do Mỹ sản xuất là vũ khí lý tưởng cho lực lượng Ukraine. Loại máy bay này đảm nhận nhiều vai trò: nó có thể hỗ trợ trên không cho quân đội, tấn công các mục tiêu trên mặt đất, tiêu diệt máy bay đối phương và đánh chặn tên lửa. Và F-16 cũng có sẵn trong kho vũ khí của lực lượng không quân châu Âu khi mà lực lượng này đang dần loại bỏ chúng. Có sẵn nguồn cung phụ tùng thay thế; và F-16 có thể hoạt động với nhiều hệ thống vũ khí khác nhau.

anh 1 (12).jpg
Máy bay F-16. Ảnh: AP

Ukraine rất cần F-16, vì nước này đối mặt với ưu thế trên không của Nga, đặc biệt là ở mặt trận phía Nam. Ưu thế này đã cản trở tiến trình phản công của Ukraine và gây thương vong nặng nề cho các đơn vị Ukraine. Với việc được trang bị vũ khí phù hợp, F-16 có thể ngăn chặn máy bay ném bom Nga tiếp cận chiến trường. Nhưng thời điểm những chiếc F-16 thực hiện nhiệm vụ chiến đấu còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố - các chương trình huấn luyện hiện mới được tiến hành, có cơ sở hạ tầng hỗ trợ tại chỗ, loại vũ khí được triển khai. Có một sự cân bằng mong manh giữa nhu cầu cấp thiết để đưa F-16 vào tác chiến trong "màu cờ sắc áo" Ukraine và sự chuẩn bị kỹ lưỡng để tận dụng tối đa ưu thế của loại máy bay này. Sau đó, câu hỏi đặt ra là có bao nhiêu chiếc F-16 sẽ tạo ra sự khác biệt trên chiến trường. Đan Mạch, Hà Lan và Na Uy đã cam kết cung cấp cho Ukraine hơn 60 máy bay, nhưng một số sẽ phải được sử dụng để huấn luyện và sẽ có chu kỳ bảo trì.

Thực tế là F-16 chưa bao giờ đối đầu với hệ thống phòng không của Nga, và điều tối quan trọng là thiết lập vai trò tốt nhất mà nó có thể đảm nhiệm. Mark Cancian, cố vấn cấp cao tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), đánh giá: “Ý tưởng về việc máy bay F-16 bay qua tiền tuyến và phá vỡ thế bế tắc là không khả thi - nó quá nguy hiểm, bởi phòng không của Nga rất đáng gờm". Ngoài ra, theo ông Cancian, "Ukraine sẽ phải làm quen với một loại máy bay được tích hợp rất nhiều hệ thống mà họ chưa từng thấy trước đây".

Thêm vào đó, mặc dù rất hiệu quả nhưng F-16 đòi hỏi phải được bảo trì nhiều hơn so với các tiêm kích thông thường từ thời Liên Xô, và điều đó sẽ đặt ra thách thức đối với lực lượng Ukraine khi điều khiển loại máy bay này. Chuyên gia Cancian nhận định F-16 cần 16 giờ bảo trì cho mỗi giờ bay. Với chi phí gần 27.000 USD mỗi giờ bay, việc điều khiển máy bay cũng rất tốn kém. Một báo cáo hồi năm ngoái của giới chức Mỹ đã xếp F-16 là một trong những máy bay khó bảo trì nhất của Không quân Mỹ: nó đã không đạt được mục tiêu sứ mệnh của mình trong bất kỳ năm nào trong vòng 10 năm trở lại đây./.

Tin mới