Mỹ rút khỏi START-3, vũ khí hạt nhân hủy diệt thế giới?

Thế giới đang bị đe dọa bởi kho vũ khí hạt nhân và tình hình trở nên căng thẳng khi Nga và Mỹ không đạt được tiếng nói chung về hạt nhân.

Cuộc đối đầu giữa Nga và Mỹ (hai trong số bảy cường quốc vũ khí hạt nhân) đang khiến cả thế giới lo lắng.

Cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân ở Nhật Bản khiến cả thế giới lo lắng và hiện tại thế giới đang phải đối diện với mối đe dọa này.
Cuộc tấn công bằng vũ khí hạt nhân ở Nhật Bản khiến cả thế giới lo lắng và hiện tại thế giới đang phải đối diện với mối đe dọa này.

Ông Alexei Georgievich Arbatov, nhà chính trị, khoa học là thành viên của Viện Hàn lâm Khoa học Nga nhấn mạnh rằng, thế giới đang phụ thuộc vào kho vũ khí hạt nhân ở một số quốc gia.

Vì vậy nếu không đạt được thỏa thuận chung về vấn đề này khi chiến tranh hạt nhân nổ ra cả thế giới sẽ bị hủy diệt.

Các thỏa thuận về việc cắt giảm các loại tên lửa tầm trung và tầm ngắn được ký kết giữa Ronald Wilson Reagan và Mikhail Sergeyevich Gorbachyov diễn ra năm 1987.

Thỏa thuận ban đầu nhằm mục đích kiểm soát hệ thống vũ khí hạt nhân vì lo ngại các hành động sau khi cuộc khủng hoàng tên lửa Cuba (Khủng hoảng tháng 10 tại Cuba diễn ra giữa Liên Xô, Cuba với Hoa Kỳ) và do cuộc Chiến tranh lạnh kéo dài.

Nếu Nga rút khỏi thỏa thuận này, người Mỹ sẽ trả đũa và đơn phương rút khỏi hiệp ước về việc cắt giảm và hạn chế vũ khí chiến lược (START-3).

Tổng thống Obama và Medvedev đã ký lại vào năm 2010 nhưng đối với Tổng thống mới Donald Trump dường như muốn từ bỏ thỏa thuận này.

Theo ông Arbatov, nếu các thỏa thuận nghiêm cấm phát triển và thử nghiệm vũ khí hạt nhân không được thực hiện sẻ đẩy thế giới vào tình trạng hỗn loạn.

Ông lấy ví dụ rằng, nhờ các thỏa thuận cắt giảm vũ khí hạt nhân, các cường quốc hạt nhân trong đó có Nga và Mỹ không được sở hữu quá 1550 đầu đạn hạt nhân, tên lửa liên lục địa, tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm và các máy bay ném bom hạng nặng không quá 700 đơn vị.

Hiện tại Mỹ liên tục cáo buộc Nga vi phạm thỏa thuận về việc cắt giảm các tên lửa tầm trung và tầm ngắn. Trong khi đó Nga cũng cáo buộc và lên án Mỹ triển khai các hệ thống phòng thủ ở châu Âu và các khu vực trên thế giới.

Sự xuất hiện của Donald Trump với hy vọng sẽ cải thiện mối quan hệ với Nga, tuy nhiên đến lúc này dường như những chính sách của ông đang muốn chống lại Nga.

Ông Arbatov nhấn mạnh rằng, nếu như ông Obama luôn đề nghị ký kết các thỏa thuận mới với Nga thì giờ đây diễn biến trong Nhà Trắng của ông Trump đã thay đổi.

Tổng thống Donald Trump đã bắt đầu một kế hoạch đầy tham vọng nhằm đưa nước Mỹ trở nên vĩ đại bằng việc đại hóa các loại vũ khí chiến lược và chiến thuật cũng như hệ thống phòng thủ chống tên lửa.

Theo chuyên gia này, sự “vô nguyên tắc” của ông Trump khiến các chức trách Nga không hiểu điều Mỹ đang thực hiện. Nước Mỹ của ông Trump “manh động” và sẵn sàng dùng quân sự để giải quyết vấn đề.

Ví dụ cuộc tấn công vào căn cứ không quân Syria khi không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy quân đội Syria sử dụng, hay điều 3 tàu sân bay tới bao vây Triều Tiên khiến tình hình nóng lên.

Vì những hành động này của Mỹ phía Nga chắc chắn sẽ đáp trả và cuộc chạy đua và đối đầu của hai cường quốc hàng đầu thế giới sẽ tiếp tục và ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình trên thế giới. Và kho vũ khí hạt nhân của họ sẽ được tăng cường. Thế giới đứng trước nguy cơ bị hủy hoại nếu xung đột giữa họ xảy ra.

Theo Baodatviet

TIN LIÊN QUAN

Tin mới