California có còn là miền đất hứa?

(Baonghean) - Tiểu bang California vốn được xem là thiên nhiên ưu ái cho những điều kiện lý tưởng lý tưởng, nắng ấm quanh năm, thảm cỏ xanh mướt, những giàn hoa khoe đủ màu sắc rực rỡ… nó hoàn toàn khác biệt với những khu vực ở Đông Bắc hay Trung Tây của xứ sở cờ hoa. Với sự ưu ái của thiên nhiên ấy, nơi đây bao lâu nay vẫn là miền đất hứa của không chỉ người dân Mỹ đổ xô đến nhằm tìm kiếm một cuộc sống tốt đẹp. Còn hiện nay thì sao?
Theo thống kê, 4 năm qua vùng đất này phải chịu đựng hạn hán tồi tệ nhất trong vòng 1.200 năm, thảm cỏ xanh mượt và những giàn hoa khoe đủ màu sắc rực rỡ, ngay cả các con sông lớn, hồ rộng là niềm tự hào của tiểu bang đều đã được thay bằng sự khô cằn, nứt nẻ. Điều này đã gây ra rất nhiều khó khăn cho cuộc sống thường nhật của người dân. Bởi như chúng ta vẫn biết, mọi sự tồn tại trên trái đất này đều phải dùng đến nước. Nước để ăn uống, tắm giặt, nước phục vụ sản xuất… Chính vì vậy nên mực nước ở các sông ngòi và hồ chứa nước khắp tiểu bang xuống tới mức gần như cạn kiệt. Điều này buộc chính phủ của tiểu bang ra quyết định bắt dân phải cắt giảm việc sử dụng nước. Nhưng đây đơn thuần là những biệt pháp khắc phục mang tính tình thế, mà khi đã là giải pháp tình thế thì bao giờ cũng vậy, nó chỉ là những giải pháp tình thế mà thôi, còn nếu muốn có sự thay đổi, người ta cần phải tìm hiểu rõ nguyên nhân cụ thể để thay đổi.
Hồ Folsom California cạn kiệt trong đợt hạn hán. 		 	Ảnh: zmescience.com.
Hồ Folsom California cạn kiệt trong đợt hạn hán. Ảnh: zmescience.com.
Theo USA To day, Giáo sư Noah Diffenbaugh, người đứng đầu bản báo cáo của Đại học Stanford thì "Những trận hạn hán tệ hại nhất của California xảy ra khi hai điều kiện nhiệt độ cao và khô cùng diễn ra một lúc và chính tình trạng nóng ấm toàn cầu là thủ phạm. Ông cho là khi nắng nóng và khô hạn gay gắt xảy ra cùng một lúc thì có nghĩa là con người phải chịu phần trách nhiệm chính". Điều này hoàn toàn dễ hiểu. Bởi việc đốt các chất hóa thạch như dầu mỏ, khí đốt và than đá của con người luôn làm tăng số lượng carbon dioxide và nhiều loại khí thải gây hiệu ứng nhà kính phá hủy tầng khí quyển, tầng này có tác dụng ngăn chặn tia cực tím chiếu xuống Trái Đất, những vùng bị mất tầng ozon thì đất đai bị sa mạc hóa, và những hình thái thời tiết cực đoan khác xuất hiện... Trong đó có tình trạng hạn hán tồi tệ tại California 4 năm qua.
Như vậy, từ một vùng đất được coi là thiên đường mơ ước - nơi được thiên nhiên ưu đãi với những thảm cỏ xanh mướt, phong cảnh hữu tình, khi hậu ôn hòa, có rừng xanh ngút ngàn, sông hồ rộng lớn, nơi có Thành phố Los Angeles là kinh đô trong lãnh vực giải trí và Thung lũng Điện tử là trung tâm kỹ thuật cao của xứ sở Cờ hoa. Nhưng hiện nay, hầu hết người dân ở tiểu bang này đang sống nhờ vào nước trợ cấp của chính phủ, những tổ chức từ thiện...  Và khi đất đai khô cằn, sông hồ cạn kiệt, nước là món hàng xa xỉ ngay cả với những người giàu có thì việc California sẽ chẳng còn là miền đất hứa như vốn nó vẫn từng được công nhận là điều không xa.
 Nam Cảnh (tổng hợp)

Tin mới