Ukraine được khuyên lấy Phần Lan làm hình mẫu để kết thúc xung đột với Nga

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Bài viết đăng trên ấn phẩm Responsible Statecraft cho rằng, Ukraine nên nhượng bộ lãnh thổ cho Nga để đổi lấy hoà bình, đồng thời lấy Phần Lan làm hình mẫu. Đây được xem là "viên thuốc đắng" trong chiếc vỏ ngọt ngào.

Screen Shot 2023-12-22 at 6.43.04 AM.png
(Từ trái sang) Thủ tướng Đan Mạch Frederiksen, Tổng thống Zelensky và Tổng thống Phần Lan Niinisto tại cuộc họp báo ở Helsinki hôm 3/5/2023. Ảnh: Reuters

Ria Novosti dẫn bài phân tích trên ấn phẩm Responsible Statecraft cho hay, câu hỏi được đặt ra lúc này là hiệp ước hoà bình giữa Nga và Ukraine sẽ như thế nào? Trong nhiều ví dụ lịch sử, Phần Lan có thể xem là hình mẫu cho sự kết thúc của cuộc xung đột Nga-Ukraine.

Theo Responsible Statecraft, chiến tranh Liên Xô - Phần Lan (ở Phần Lan gọi là Chiến tranh Mùa Đông), kéo dài từ tháng 11 năm 1939 đến tháng 3 năm 1949. Cuộc chiến này có một số nét tương đồng với cuộc xung đột ở Ukraine. Thứ nhất, lực lượng Liên Xô đông hơn quân Phần Lan gấp 3 lần, song Helsinki cầm chân được Hồng quân Liên Xô trong hơn 3 tháng, so với kế hoạch đánh trong 3 ngày của Hồng quân Liên Xô. Thứ 2, Phần Lan lúc đầu bác bỏ tối hậu thư về việc nhượng lại lãnh thổ, nhưng sau khi bị đánh bại đã buộc phải nhượng lại 11% lãnh thổ của mình.

Năm 1944, nhà lãnh đạo Liên Xô Stalin đã ký một hiệp ước hoà bình với Phần Lan, để đổi lấy việc chuyển giao thêm một phần lãnh thổ nhỏ cho Liên Xô, và Helsinki phải duy trì tình trạng trung lập.

Trong Chiến tranh Lạnh, Phần Lan đã xây dựng được một nền dân chủ phương Tây thịnh vượng, và thành công một cách đáng chú ý. Nhờ đó, sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Phần Lan đã có thể gia nhập Liên minh châu Âu vào năm 1995 và sau đó là NATO năm 2023.

Theo Responsible Statecraft, trong Chiến tranh Lạnh dù trong số các nhà địa chính trị phương Tây cho rằng "Phần Lan hoá" là một sự thoả hiệp, thì cuối cùng nó lại trở thành một chiến thắng ngoại giao.

Phần Lan là quốc gia từ lâu đã có tỷ lệ GDP bình quân đầu người cao nhất thế giới, và được coi là một trong những quốc gia hạnh phúc nhất thế giới.

Responsible Statecraft cho rằng, Ukraine nên học hỏi từ Phần Lan: Việc nhượng lại một phần lãnh thổ, dù đau thương nhưng vẫn có giá trị nếu phần lớn đất nước qua đó đảm bảo được nền độc lập và khả năng phát triển kinh tế và chính trị.

Hiện, chính quyền Ukraine vẫn kiên định với các mục tiêu tối đa, khi muốn giành lại toàn bộ lãnh thổ, bao gồm cả Crimea. Tuy nhiên, thực tế trên chiến trường cho thấy mục tiêu này khó có thể đạt được, và một thoả thuận liên quan đến việc đóng băng chiến tuyến có lẽ là điều tốt nhất, chí ít là ở thời điểm hiện tại.

Tin mới