Xem người Thái Nghệ An làm lễ chuộc hồn cho trẻ em

(Baonghean.vn) - Mặc dù cuộc sống hiện đại có sự giao thoa về văn hóa nhưng dân tộc Thái miền Tây Nghệ An hiện vẫn còn lưu giữ nhiều phong tục tập quán truyền thống đặc sắc. Trong đó có  tục “páng chuộc” - tức là chuộc hồn.

Lễ chuộc hồn không chỉ dành cho người đã chết mà còn cả người đang sống, nhất là trẻ em. Theo quan niệm, trẻ em thường thích đi chơi, nếu lại sinh ra vào giờ không tốt rất dễ bị ma “pủ phầu” (vãng vong) bắt để đòi chuộc, khi đã bị bắt thì trẻ thường ốm đau và hay quấy khóc, bố mẹ phải làm lễ chuộc hồn cho con. Ảnh: Đình Tuân
Lễ chuộc hồn không chỉ dành cho người đã chết mà còn cả người đang sống, nhất là trẻ em. Theo quan niệm, trẻ em thường thích đi chơi, nếu lại sinh ra vào giờ không tốt rất dễ bị ma “pủ phầu” (vãng vong) bắt để đòi chuộc, khi đã bị bắt thì trẻ thường ốm đau và hay quấy khóc, bố mẹ phải làm lễ chuộc hồn cho con. Ảnh: Đình Tuân
   Dù đã đưa cháu bé đi viện thăm khám và điều trị nhưng trẻ vẫn thường đau ốm và quấy khóc thì bố mẹ đua áo cháu bé đến nhà để thầy mo xem giúp hồn đứa bé bị ma nào bắt, ma đó đòi ăn gì. Nếu như đòi ăn thịt chó thì làm thịt chó, ăn gà thì làm gà, muốn ăn vịt thì làm vịt để làm cúng chuộc hồn vía. Tiếp đó gia đình cháu bé phải nhờ thầy cúng đến làm lễ chuộc hồn vía cho cháu bé (Lễ này được tổ chức ở ngoài trời). Ảnh: Đình Tuân
Lễ chuộc hồn thường được tổ chức ngoài trời. Trước đó, để chuộc hồn cho trẻ, bố mẹ đưa áo cháu bé đến nhà thầy mo để thầy xem hồn đứa bé bị ma nào bắt, ma đó đòi ăn gì. Nếu như ma đòi ăn thịt chó thì làm thịt chó, đòi ăn gà thì làm gà, muốn ăn vịt thì làm vịt... để làm cúng chuộc hồn vía. Ảnh: Đình Tuân
5
Lễ "pang chuộc" có 4 bước: Thứ nhất mời ma về, thứ 2 mời ma ăn cỗ, ma đã ăn cỗ xong thầy mo xin chuộc hồn vía cho cháu bé, cuối cùng thầy sẽ xua đuổi ma đi. Ảnh: Đình Tuân
 Lễ vật để chuộc: 2 tấm vải trắng, 2 nén bạc, 2 vòng bạc. Ảnh: Đình Tuân
Ngoài thịt chó hoặc thịt gà cúng ma, lễ vật để chuộc hồn còn có 2 tấm vải trắng, 2 nén bạc, 2 vòng bạc, 8 miếng trầu. Ảnh: Đình Tuân
Ảnh: Đình Tuân
Đối với đồng bào miền núi, thầy mo vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống tín ngưỡng tâm linh của người dân. Thầy mo là "cầu nối" giữa đấng siêu nhiên và con người. Trong ảnh là thầy mo Vi Dinh Hồng, ở bản Phòng Thạch Giám, (Tương Dương) rước hồn vía của đứa trẻ trở về gia chủ sau khi hoàn thành lễ chuộc ở ngoài trời. Ảnh: Đình Tuân
10

Khi trở về, thầy mo báo cáo với ma nhà và làm vía cho cả gia đình. Ảnh: Đình Tuân

Mâm cúng Ảnh: Đình Tuân
Mâm cúng gồm 2 con gà luộc, 2 cốc nước, 2 chén rượu và 2 quả trứng cùng tiền bạc tượng trưng. Ảnh: Đình Tuân
Ảnh: Đình Tuân
Đứa trẻ được thầy mo làm lễ "páng chuộc" trong vòng tay của mọi người. Ảnh: Đình Tuân
Trong lễ làm vía, thầy mo sẽ buộc chỉ cổ tay cho đứa trẻ vừa được chuộc hồn về. Ảnh: Đình Tuân
Trong lễ làm vía, thầy mo sẽ buộc chỉ cổ tay cho đứa trẻ vừa được chuộc hồn về để mong cho cháu khỏe mạnh, mọi bệnh tật tiêu tan. Ảnh: Đình Tuân
Lễ chuộc hồn
 Khi công việc đã hoàn thành mọi người trong gia đình sum vầy bên mâm cơm. Ảnh: Đình Tuân        


Đình Tuân 

TIN LIÊN QUAN

Tin mới