Ba Lan tuyên bố thành lập phái bộ chung của NATO tại Ukraine

0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

(Baonghean.vn) - Theo RIA Novosti, phát biểu tại Brussels, Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski cho biết, các nước NATO đã thành lập phái bộ chung ở Ukraine, thực hiện "sứ mệnh chung". 

Capture.PNG
Các sĩ quan NATO tại lễ khai trương căn cứ không quân NATO Kucova ở Albania. Ảnh: AP

"Chúng tôi đã quyết định thành lập một phái bộ của NATO. Điều này không có nghĩa là chúng tôi sẽ tham chiến, nhưng điều đó có nghĩa là giờ đây chúng tôi có sứ mệnh chung, sẽ có thể sử dụng khả năng phối hợp, huấn luyện, lập kế hoạch của NATO để hỗ trợ Ukraine theo cách nhịp nhàng hơn" - Ngoại trưởng Ba Lan nói. Bài phát biểu của ông tại Brussels được đài truyền hình quốc gia Ba Lan phát sóng.

Theo Ngoại trưởng Sikorsky, quân đội Ukraine đặc biệt sẽ được huấn luyện tích cực hơn ở Ba Lan.

Trước đó ngày 3/4, tại cuộc họp của các ngoại trưởng NATO ở Brussels, Ngoại trưởng Ba Lan đã công bố kế hoạch thành lập một phái đoàn phi quân sự ở Ukraine. Ông Sikorsky lưu ý rằng, điều này sẽ cho phép “các nguồn lực của liên minh được sử dụng để đào tạo binh lính Ukraine, áp dụng các phương thức hậu cần của liên minh hoặc các yếu tố chung khác của NATO”.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Ukraine Dmitry Kuleba cho biết, chính quyền nước này hoan nghênh ý tưởng thành lập một quỹ NATO với số tiền 100 tỷ euro (108 tỷ USD), để chi trả cho việc cung cấp vũ khí cho Ukraine. Tuy nhiên, theo quan điểm của ông, việc thực hiện mô hình này sẽ khó trở thành hiện thực.

Trước đó, Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg đã đề xuất thành lập một quỹ đóng góp tài trợ cho Ukraine trong 5 năm với số tiền 100 tỷ euro. Gói tài trợ này sẽ được ký thông qua tại hội nghị thượng đỉnh tháng 7 của liên minh ở Washington .

Theo Ngoại trưởng Kuleba, Ukraine ủng hộ đề xuất của Tổng Thư ký Stoltenberg về một quỹ kéo dài nhiều năm để giúp Kiev với số tiền 100 tỷ euro. Ông Kuleba cho rằng, ý tưởng của quỹ là sự đóng góp của các thành viên liên minh vào hỗ trợ quân sự cho Ukraine sẽ được phân bổ đều.

Đánh giá triển vọng phê duyệt một quỹ như vậy, ông Kuleba cho rằng, “trong mô hình tài chính hiện tại, cơ hội của sáng kiến ​​​​này là bằng 0”.

"Bởi vì họ không thể thu 500 triệu và họ sẽ cần thu 20 tỷ mỗi năm theo mô hình hiện tại. Nhưng nếu có thể tính toán công thức tài chính cho sự tham gia bắt buộc của mỗi thành viên NATO, thì ý tưởng này có thể tồn tại và có cơ hội thực hiện" - ông Kuleba phân tích.

Tin mới