Loài tre 'mọc ngược' và giai thoại về chiếc điếu cày báo điềm lành ở Nghệ An

(Baonghean.vn) - Ở xã Tam Sơn, huyện Anh Sơn (Nghệ An) có một loài tre lạ, người dân thường gọi là tre mọc ngược hoặc tre vang. 

Loài tre này mọc trên đỉnh một ngọn đồi cao thuộc địa bàn xóm 2, xã Tam Sơn (Anh Sơn).
Loài tre này mọc trên đỉnh một ngọn đồi cao thuộc địa bàn xóm 2, xã Tam Sơn (Anh Sơn). 
Ông Lê Đình Ngọc Cho biết,
Ông Lê Đình Ngọc cho biết, những người thuộc thế hệ trước kể lại khu vực này từng là chiến lũy của nghĩa quân Lam Sơn. Chủ tướng Lê Lợi chọn địa điểm này vì từ đây có thể quan sát  các hoạt động của quân Minh trong thành Trà Lân (cách khoảng 5km). Một hôm, mải quan sát cách bố phòng của địch, Lê Lợi quên việc mình đã vo tròn điếu thuốc lào cho nào nõ điếu, lúc nhìn xuống chiếc điếu vừa dựng lúc nãy đã mọc thành một cây tre. Vì chiếc điếu là một đoạn tre lộn ngược nên tay tre phát triển theo hướng cụp xuống mặt đất. Cho rằng đây là điềm lành nên vị chủ tướng phát lệnh tiến công, chẳng mấy lâu sau đã hạ được thành. Từ đó, loài tre mọc ngược tiếp tục tồn tại ở khu vực này.
trong công trình “Địa chí huyện Tương Dương” (Nxb KHXH, 2003) có nhắc đến loài tre này. Theo tác giả Ninh Viết Giao, loài tre này gắn với công cuộc khai phá đất đai, giữ yên bờ cõi của Uy Minh vương Lý Nhật Quang (thời nhà Lý). Ông viết: “Năm 1060 (?), quân Ai Lao làm phản, sang đánh phá miền tây Nghệ An. Lý Nhật Quang đem quân đị dẹp. Thắng trận rồi kéo quân về... Về đến Khe Chè, mé dưới Thành Nam (Tương Dương cũ, Con Cuông hiện tại), bà con quấn lấy ông chúc mừng chiến thắng. Trước tấm lòng kính mến, vồn vã của bà con, ông vui vẻ cầm cái điếu cày, rít một hơi dài rồi đặt điếu xuống đất. Nào ngờ cái điếu là một đoạn tre lộn ngược. Nên sau đó, từ chiếc điếu mọc lên một cây tre cũng vít đầu xuống đất rồi mới trổ thẳng ngọn lên trời. Từ một cây trở thành một bụi. Sau này ở Khe Chè có loại tre mọc ngược là vì vậy” (tr.89-90).
Trong sách “Địa chí huyện Tương Dương” (Nxb KHXH, 2003), tác giả Ninh Viết Giao  viết: “Năm 1060 (?), quân Ai Lao làm phản, sang đánh phá miền tây Nghệ An. Lý Nhật Quang đem quân đị dẹp. Thắng trận rồi kéo quân về... đến Khe Chè, mé dưới Thành Nam (Tương Dương cũ, Con Cuông hiện tại), bà con quấn lấy ông chúc mừng chiến thắng. Trước tấm lòng kính mến, vồn vã của bà con, ông vui vẻ cầm cái điếu cày, rít một hơi dài rồi đặt điếu xuống đất. Nào ngờ cái điếu là một đoạn tre lộn ngược. Nên sau đó, từ chiếc điếu mọc lên một cây tre cũng vít đầu xuống đất rồi mới trổ thẳng ngọn lên trời. Từ một cây trở thành một bụi. Sau này ở Khe Chè có loại tre mọc ngược là vì vậy” (tr.89-90).
Nhìn thật kỹ, chúng ta sẽ phát hiện ra những điểm khác biệt
Nhìn thật kỹ, chúng ta sẽ phát hiện ra những điểm khác biệt,  so với loài tre bình thường, tre mọc ngược có độ cao và đường kính thân cây nhỏ hơn, cây lớn nhất cũng chỉ to hơn cổ tay một chút. Đặc biệt, tay tre không mọc theo hướng vươn lên không trung mà cụp xuống phía mặt đất. 
Thế của những tay tre
Thế của những tay tre trông giống như loài tre bình thường được cắm lộn ngược.
Nhưng quan sát kỹ mắt tre- vị trí tay tre mọc ra, chúng ta dễ dàng nhận thấy các tay tre phát triển theo hướng cụp xuống phần gốc (mặt đất).
Nhưng quan sát kỹ mắt tre - vị trí tay tre mọc ra, chúng ta dễ dàng nhận thấy các tay tre phát triển theo hướng cụp xuống phần gốc (mặt đất).
Còn về khả năng sinh sản, quá trình sinh trưởng và các đặc tính khác ông Hoàng Đình Hưởng cho biết không khác gì so với tre bình thường
Về khả năng sinh sản, quá trình sinh trưởng và các đặc tính khác tre "mọc ngược" đều giống với tre bình thường.
Tre
Do mật độ cây dày đặc, bụi cây rậm nên phần ngọn của loài tre "mọc ngược" thường sà xuống mặt đất. Hiện tại, UBND xã Tam Sơn đã có văn bản yêu cầu các gia đình có loài tre "mọc ngược" trong vườn đồi không được tự ý chặt phá hoặc khai thác, tránh nguy cơ tuyệt diệt loài tre lạ này.

 Công Kiên

TIN LIÊN QUAN

Tin mới