Lên với đỉnh Tây Sơn

(Baonghean.vn) - Chúng tôi lên với xã Tây Sơn (Kỳ Sơn) trong những ngày cuối tháng 1, uốn lượn theo con đường dốc núi là những hoa đót, hoa sặt, hoa lau… nở rộ, hòa quyện vào lớp lớp cây lá đỏ vàng như một bức tranh nhiều gam màu.
Trong những ngày này, thời tiết của mùa đông ấm áp hơn, trên những con đường bê tông mới làm, bà con dân bản, người gùi củi, gùi gừng… tấp nập, hối hả đang chuẩn bị cho cái tết đang đến gần.
Tây Sơn là xã của 100% là đồng bào dân tộc Mông. Xã có 6 bản, với gần 300 hộ dân. Trong những năm vừa qua, nhờ được sự quan tâm của Đảng, nhà nước, cùng các cấp chính quyền… đời sống của người dân Tây Sơn đã có bước phát triển vượt bậc, tỉ lệ hộ nghèo đã giảm xuống chỉ còn 55,3%. Đặc biệt, bà con đã biết tận dụng thế mạnh để phát triển chăn nuôi trâu, bò, trồng các loại cây chủ lực để làm hàng hóa.
Từ xưa, Tây Sơn vốn được gọi là “phủ” của hoa đào phai. Diện tích trồng đào ở Tây Sơn vốn không nhiều như ở một số địa phận khác của huyện Kỳ Sơn như: Mường Lống, Nậm Cắn… nhưng hoa đào ở Tây Sơn có những vẻ đẹp lạ kỳ mà không nơi nào có được. Những cánh đào phai to, cành uốn cong đủ kiểu dáng là đặc trưng của đào Tây Sơn.
Những hình ảnh về Tây Sơn hôm nay…
Người dân bản Huồi Giảng 1 gùi củi về nhà.
Người dân bản Huồi Giảng 1 gùi củi về nhà.
Những nụ cười trên đỉnh Tây Sơn.
Những nụ cười trên đỉnh Tây Sơn.
Bản Huồi Giảng 2 nhìn từ trên cao.
Bản Huồi Giảng 2 nhìn từ trên cao.
Phụ nữ và trẻ em bản Huồi Giảng 2.
Phụ nữ và trẻ em bản Huồi Giảng 2.
Bản Huồi Giảng 1 hôm nay.
Bản Huồi Giảng 1 hôm nay.
Những cánh hoa đào bắt đầu chớm nở.
Những cánh hoa đào bắt đầu chớm nở.
 
Trẻ em Tây Sơn đi lấy củi.
Trẻ em Tây Sơn đi lấy củi.
Nuôi trâu nhốt để vỗ béo.
Nuôi trâu nhốt để vỗ béo.
Người mẹ đang đìu và cho con ăn.
Người mẹ đang cho con ăn.
Người mẹ đang thêu khăn bên người con.
Người mẹ đang thêu khăn.
Cây xương rồng cổ thụ bên bản xa.
Cây xương rồng cổ thụ bên bản xa.

Hồ Phương

Tin mới