Người Mông dựng lều bán cải ngồng

(Baonghean.vn)- Những ngày cuối năm, dọc con đường từ Phà Đánh đi vào các xã Huồi Tụ, Na Loi, Đọoc Mạy của huyện Kỳ Sơn xuất hiện nhiều căn lều bằng nứa mét của đồng bào dân tộc Mông dựng lên để bán rau cải. Điều đặc biệt, bên cạnh những bó cải non thì đồng bào còn bán rất nhiều rau cải ngồng đã lên hoa.

Cuối năm, cũng là dịp đồng bào dân tộc Mông ở huyện Kỳ Sơn thu hoạch rau cải. Cải được trồng trên những nương rẫy ở các thung lũng của các xã như Phà Đánh, Đọoc Mạy, Na Loi, Huồi Tụ… Đây là những khu vực núi cao, khí hậu lạnh, quanh năm mây quấn. Đồng bào Mông chỉ cần vãi hạt lên những vạt rẫy đã đốt, rau mọc rất nhanh, xanh tốt và được người dân thu hoạch, gùi ra chợ Huồi Tụ, Mường Lống, mang xuống chợ Mường Xén để bán.

Rau cải được đồng bào dân tộc Mông trồng rất nhiều ở trên rẫy.
Rau cải được đồng bào dân tộc Mông trồng rất nhiều ở trên rẫy.

Đầu mùa xuân, khi khí trời bắt đầu ấm áp cũng là lúc những rẫy hoa cải không kịp thu hoạch trổ hoa, lên ngồng. Trước đây, cải trổ hoa không thể sử dụng, đồng bào thường chặt bỏ để gieo trồng loại cây khác. Thế nhưng, từ nhiều năm lại đây, rau cải ngồng của đồng bào dân tộc Mông được người miền xuôi ưa thích. Rau cải ngồng của đồng bào Mông giòn, có vị hơi đắng nhưng càng ăn càng ngọt và có mùi thơm đặc trưng. Nhiều quán ăn, nhà hàng ở thị trấn Mường Xén cũng tìm cách chế biến món cải ngồng trở thành đặc sản như rau cải luộc chấm xì dầu với trứng luộc, cải ngồng xào, ngồng cải muối…

Người dân mang cải đã trổ hoa ra đường bán.
Người dân mang cải đã trổ hoa ra đường bán.

Mặc dù đã trở thành đặc sản, thế nhưng, việc tiêu thụ gặp rất nhiều khó khăn bởi rau cải được trồng ở các rẫy xa. Để mang được rau đi bán, người dân phải đi bộ cả ngày trời, gùi rau về nhà rồi mới mang đi chợ bán. Trong khi đó, rau cải ngồng phải thu hoạch trong thời gian ngắn, phải nhanh tay cắt từ lúc mới nhú hoa, nếu để già thì không thể sử dụng được. Chính vì vậy, nhiều người đã dựng lán ngay bên đường, phía dưới chân rẫy để bán cải ngồng. Mỗi bó cải có giá từ 2000 - 3000 đồng, thỉnh thoảng mới có khách hỏi mua nhưng quanh những lán bán rau này luôn tràn ngập tiếng cười.

Mùa cải ngồng và những chiếc lán ven rừng cũng đang dần trở thành một nét văn hóa của đồng bào Mông ở Kỳ Sơn trong những ngày cận Tết.

Một số hình ảnh về rau cải ngồng của người Mông ở Kỳ Sơn:

Cuối năm là thời điểm cải trổ hoa.Người dân cắt ngồng cải mang đi bán,
Cuối năm là thời điểm cải trổ hoa. Người dân cắt ngồng cải mang đi bán,
Em bé người Mông theo mẹ đi hái cải.
Em bé người Mông theo mẹ đi hái cải.
Gùi cải xuống núi.
Gùi cải xuống núi.
Dọc đường đi từ Huồi Tụ vào xã Keng Đu của huyện Kỳ Sơn, đồng bào dân tộc Mông ở xã Na Loi, Đọoc Mạy dựng lán bán rau cải.
Dọc đường đi từ Huồi Tụ vào xã Keng Đu của huyện Kỳ Sơn, đồng bào dân tộc Mông ở xã Na Loi, Đoọc Mạy dựng lán bán rau cải.
Trong những chiếc lán này chủ yếu là rau cải.
Trong những chiếc lán này chủ yếu bán rau cải, mía và chuột rừng.
Nhiều em học sinh tranh thủ ngày nghỉ cũng ra lán bán rau cải ngồng.
Nhiều em học sinh tranh thủ ngày nghỉ cũng ra lán bán rau cải ngồng.
Em bé người Mông cười tươi bên bó cải ngồng.
Em bé người Mông cười tươi bên bó cải ngồng.
Nhiều năm trở lại đây, cải ngồng Kỳ Sơn được người miền xuôi xem là thứ đặc sản.
Nhiều năm trở lại đây, cải ngồng Kỳ Sơn được người miền xuôi xem là thứ đặc sản.
Mỗi bó cải ngồng bán tại lán với giá 2000 - 3000 đồng, mang ra thị trấn Mường Xén có giá khoảng 5000 đồng.
Mỗi bó cải ngồng bán tại lán với giá 2000 - 3000 đồng, mang ra thị trấn Mường Xén có giá khoảng 5000 đồng.
Dù mỗi bó cải ngồng chỉ bán được khoảng 2000 - 3000 đồng nhưng ai cũng rất vui bởi có thêm đồng để sắm Tết.
Dù mỗi bó cải ngồng chỉ bán được khoảng 2000 - 3000 đồng nhưng đối với đồng bào dân tộc vùng biên giới thì đây thực sự là những nguồn thu nhập quý, giúp các gia đình được đủ đầy hơn trong những ngày Tết.
TIN LIÊN QUAN

  Nguyên Khoa - Hồ Phương

Tin mới