Cổ vật lạ của Tri phủ Tương Dương

(Baonghean.vn) - Ngôi nhà sàn của tri phủ Tương Dương Lang Vi Năng ở bản Phục xã Đôn Phục (Con Cuông) hiện còn lưu giữ được hàng chục cổ vật từ thời dòng họ Lang Vi của ông còn là một thế lực lớn ở miền tây Nghệ An với 3 người nối nghiệp nhau giữ chức tri phủ, 5 người là tri huyện.

Dòng họ Lang Vi vốn có gốc gác là họ Vi ở Quỳ Hợp (Nghệ An) lưu lạc đến nay đã trải qua 8 thế hệ. Theo những hậu duệ của dòng họ này thi ông Lang Văn Bằng có công cầm quân dẹp giặc Phò Khăm nên được triều đình Huế phong làm “thổ tri phủ” theo chế độ  cha truyền con nối. Lang Vi Năng là người thứ 3 kế vị và cũng làm quan phủ cuối cùng. Trong ảnh là ông Lang Vi Tịnh, con trai cả của Lang Vi Năng đang thắp hương trước bàn thờ cha.
Dòng họ Lang Vi vốn có gốc gác là họ Vi ở Quỳ Hợp (Nghệ An) lưu lạc đến nay đã trải qua 8 thế hệ. Theo những hậu duệ của dòng họ này thi ông Lang Văn Bằng có công cầm quân dẹp giặc Phò Khăm nên được triều đình Huế phong làm “thổ tri phủ” theo chế độ cha truyền con nối. Lang Vi Năng là người thứ 3 kế vị và cũng làm quan phủ cuối cùng. Trong ảnh là ông Lang Vi Tịnh, con trai cả của Lang Vi Năng đang thắp hương trước bàn thờ cha.
Di ảnh Lang Vi Năng, mất năm 1975. Theo gia quyến thì phủ Năng lúc mất hưởng thọ 78 tuổi. Cũng theo các con của ông thì Lang Vi Năng là người kế vị thứ 3 của Lang Văn Bằng và cũng là tri phủ cuối cùng của phủ Tương Dương. Ngoài ra trong dòng họ còn có 5 người làm tri huyện
Di ảnh Lang Vi Năng, mất năm 1975. Theo gia quyến thì phủ Năng lúc mất hưởng thọ 78 tuổi. Cũng theo các con của ông thì Lang Vi Năng là người kế vị thứ 3 của Lang Văn Bằng và cũng là tri phủ cuối cùng của phủ Tương Dương. Ngoài ra trong dòng họ còn có 5 người làm tri huyện.
Bài vị của một tiền nhân trong dòng họ Lang Vi được viết trên vải đỏ
Bài vị của một tiền nhân trong dòng họ Lang Vi được viết trên vải đỏ.
dòng họ còn giữ được khá nhiều những di vật là chế thư, chiếu ban khen của của các đời vu Thành Thái, Khải Định, Bảo Đại và quốc vương Luông Pha Bang… Tất cả đều được lưu giữ cẩn thận trong 2 chiếc ống quyển
Dòng họ còn giữ được khá nhiều những di vật là chế thư, chiếu ban khen của của các đời vua Thành Thái, Khải Định, Bảo Đại và quốc vương Luông Pha Bang… Tất cả đều được lưu giữ cẩn thận trong 2 chiếc ống quyển.
Năm 1941, Lang Vi Năng được quốc vường Luông Pha Bang ban chiếu khen và cấp chứng chỉ Triệu Voi hạng Trắng
Năm 1941, Lang Vi Năng được Quốc vương Luông Pha Bang ban chiếu khen và cấp chứng chỉ Triệu Voi hạng Trắng.
Hiện tại dòng họ này đang lưu giữ 7 đạo chế thư của triều đình Huế. Dù không am hiểu chứ Hán nhưng những người trong dòng họ xem đây như là những bảo vật gia truyền và được lưu giữ cẩn thận
Hiện tại dòng họ này đang lưu giữ 7 đạo chế thư của triều đình Huế. Dù không am hiểu chứ Hán nhưng những người trong dòng họ xem đây như là những bảo vật gia truyền và được lưu giữ cẩn thận.
Bức chế thư thờ vua Khải Định
Bức chế thư thờ vua Khải Định.
Bức chế thư thờ Khải Định
Dòng họ Lang Vi còn giữ được hàng chục câu đối cổ. Trong ảnh là câu: Bách lý phong tình tiêu vọng phiệt/ Trùng dương vũ trạch nhuận gia sơn (tạm dịch: Trăm dặm phong tình nêu cao nhà thế phiệt/ Ngàn trùng ân huệ chứa đựng cả dòng họ)
Dòng họ Lang Vi còn lưu giữ được hàng chục đôi câu đối cổ. Trong ảnh là câu : “Bách lý phong tình tiêu vọng phiệt/Trùng dương vũ trạch nhuận gia sơn”. Tạm dịch: Trăm dặm phong tình nêu cao nhà thếphiệt/Ngàn trùng ơn huệ chứa đựng cả dòng họ
Ngoài những văn bản chữ Hán, dòng họ Lang Vi còn lưu giữ được một cuốn sách chữ cổ Săng- crit.
Ngoài những văn bản chữ Hán dòng họ Lang Vi còn lưu giữ được một quyển sách chữ cổ Săng - crit.
Những văn bản ghi trên lá cây được gọi là "bơ lan" này hiện vẫn chưa được giải mã. Theo phỏng đoán thì đây có thể là chữ Thái cổ hoặc chữ Lào.
Chiếc lư hương cổ có tuổi khoảng gần 100 năm
Chiếc lư hương cổ có tuổi khoảng gần 100 năm.
Con rùa và đôi hạc bằng đồng
Con rùa và đôi hạc bằng đồng.
Ông Lang Vi Tịnh cho biết trước kia trong căn nhà này từng có rất nhiều hiện vật của tiền nhân nhưng từ khi gia đình chuyển về quê ở từ năm 1945 đến nay, phần lớn các hiện vật đã bị mất mát, phá hủy.
Ông Lang Vi Tịnh cho biết, trước kia trong căn nhà này từng có rất nhiều hiện vật của tiền nhân nhưng từ khi gia đình chuyển về quê ở từ năm 1945 đến nay, phần lớn các hiện vật đã bị mất mát, phá hủy.

 Hữu Vi - Đào Thọ

TIN LIÊN QUAN

Tin mới