Dưa leo, bí ngồi Hàn Quốc ở biên giới Tây Nghệ An

(Baonghean.vn) - Nhằm tạo sinh kế cho người dân vùng biên giới, đồng thời hiện nay UBND xã Hạnh Dịch đã triển khai một số mô hình trồng dưa leo, bí an toàn, những giống cây mới phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng của vùng đất này. Bước đầu đã cho thấy hiệu quả. 

Mô hình rau sạch của gia đình ông Bình được xã Hạnh Dịch đầu tư vốn và hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc.
Mô hình trồng dưa leo an toàn của gia đình ông Lữ Thanh Bình thuộc bản Khốm, xã Hạnh Dịch (Quế Phong) có diện tích hơn 0,5 ha. Dù chỉ là mô hình nhỏ trên địa hình đồi núi đi lại khó khăn, nhưng với sự hỗ trợ vốn, kỹ thuật của UBND xã và sự đầu tư công sức của gia đình, cây dưa leo đã phát triển tốt, năng suất cao. 
Đến nay gia đình ông Bình đã thu bán hai lần được gần 2 tạ. Hiện nay vườn dưa leo của ông đang phát triển tốt.
Vụ dưa năm nay gia đình ông Bình đã thu bán 2 lần được 2 tạ, và vẫn đang đang tiếp tục thu hái.
Được sự quán triệt và hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật từ xã, mô hình này không được phép phun thuốc các loại.
Được sự hướng dẫn của cán bộ kỹ thuật của xã, ông Lữ Thanh Bình hoàn toàn không sử dụng hoá chất, thuốc BVTV trên cây dưa leo.
Ngày xưa, chiếc gùi của gia đình ông Bình chỉ đựng thóc, đựng củi, nay ông còn dùng để đựng dưa. Sau khi thu hoạch ông chuyển ra thị trấn để bán.
Ngày xưa, chiếc gùi của gia đình ông Bình chỉ đựng thóc, đựng củi, nay ông còn dùng để đựng dưa. Sau khi thu hoạch ông chuyển ra thị trấn để bán. Mỗi kg dưa bán tại vườn là 8.000 đồng.
Bí siêu ngọn
Ngoài mô hình dưa leo, hiện nay xã Hạnh Dịch còn triển khai mô hình trồng bí "ngồi" (Giống bí Hàn Quốc thuộc thế hệ F1, đơm hoa, đậu quả sát mặt đất) và bí siêu ngọn. Mỗi loại được trồng trên diện tích 0,3 ha, đến nay 2 cây trồng này mới cũng đang cho kết quả tốt.Trong ảnh là cây bí siêu ngọn
Bí
Giống bí "ngồi" xuất xứ từ Hàn Quốc.
Chị: Lương Thị Đào, Phó Chủ tịch UBND xã Hạnh Dịch cho hay, hiện xã mới chỉ thí điểm ở diện tích nhỏ với 3 giống cây trên, và bước đầu đã cho thấy sự hiệu quả và tiềm năng lớn ở khu vực xã nhà. Mối quan tâm lúc này của xã là vấn đề giải quyết đầu ra ổn định cho các cây trồng này để nhân rộng mô hình.
Bà Lương Thị Đào, Phó Chủ tịch UBND xã Hạnh Dịch cho biết, hiện xã đang thí điểm với 3 giống cây trồng nói trên. Bước đầu đã cho thấy hiệu quả và tiềm năng lớn. Xã đang nỗ lực tìm kiếm đầu ra ổn định, đồng thời từng bước nhân rộng mô hình.
Dù đường sá đi lại có phần vất vả, tuy nhiên khi có đầu ra ổn định người dân bản sẽ tham gia nhiệt tình, mang lại nguồn thực phẩm sạch cho thị trường.
Dù đường sá đi lại có phần vất vả, tuy nhiên nếu giải quyết tốt khâu tiêu thụ sản phẩm, người dân sẽ có thêm cơ hội cung cấp thực phẩm sạch cho thị trường và ổn định kinh tế trên khu vực khó khăn.
Hứa hẹn không xa sẽ có rất nhiều mô hình rau sạch như thế này cung cấp cho thị trường không chỉ miền núi mà còn có cả thị trường ở các huyện đồng bằng.
Mặc dù chỉ là những mô hình có quy mô nhỏ nhưng với việc hỗ trợ, giám sát của chính quyền địa hứa hẹn trong tương lai không xa, vùng đất biên viễn này sẽ còn được biết đến với vùng rau cho toàn khu vực miền Tây nói riêng và xứ Nghệ nói chung.  

Hồ Phương

TIN LIÊN QUAN

Tin mới