Những cành đào Lào đầu tiên vượt biên giới về Nghệ An đón Tết

(Baonghean.vn) - Trên những nẻo đường từ xã biên giới Tri Lễ (Quế Phong), những cành đào đầu tiên đã bắt đầu "xuống núi". Thời điểm hiện nay đã có nhiều lái buôn sang tận đất bạn Lào để mua đào về bán cho người chơi tết.

Clip đào Tết ở vùng biên:

Mùa đào Tết thường bắt đầu từ trung tuần tháng chạp âm lich và kéo dài đến khoảng 28, 29 tết. Đây là dịp kiếm thêm thu nhập mà mỗi năm chỉ có một lần của cư dân vùng biên giới.
Việc buôn bán cành đào Tết thường bắt đầu rộ từ trung tuần tháng 12  âm lịch đến 28, 29 Tết. Đây là dịp bà con các xã vùng cao, biên giới có dịp kiếm thêm nguồn thu nhập.
Những năm gần đây, các bản làng vùng cao đang dần khan hiếm đào, người dân phải sang Lào tìm mua. Anh Trần Văn Vĩnh, xã Châu Tiến huyện Quỳ Châu (Nghệ An) cho biết trong lần đầu tiên buôn đào tết đã phải lặn lội tới những bản làng người Mông, người Thái ở Hủa Phăn (Lào) rồi đưa về theo đường tiểu ngạch. Mỗi chuyến đi thường kéo dài từ 4, 5 ngày.
Những năm gần đây, do nhu cầu chơi đào tết ngày càng lớn, việc khai thác ngày càng nhiều nên ở  các bản làng vùng cao đào đang dần khan hiếm, người dân phải sang nước bạn Lào tìm mua. Anh Trần Văn Vĩnh, xã Châu Tiến huyện Quỳ Châu (Nghệ An) cho biết: Những lần đi buôn đào Tết đều phải lặn lội tới những bản làng người Mông, người Thái ở Hủa Phăn (Lào) để đưa đào về nước, mỗi chuyến đi thường kéo dài từ 4 - 5 ngày.
Một lý do khác nữa khiến những người sành chơi ưa chuộng đào có nguồn gốc từ Lào là bởi trên những cao nguyên quanh năm mây phủ nơi đây vẫn còn những cây đào cổ thụ, thế đẹp. Nụ đào cũng mẩy hơn so với đào phai và những loài đào khác của miền núi xứ Nghệ.
Nhiều lái buôn vẫn mặn mà với đào Lào nhiều năm bởi trên cao nguyên quanh năm mây phủ của đất nước Triệu Voi vẫn còn những cây đào cổ thụ có thế đẹp và độc đáo, nụ đào cũng mẩy hơn so với đào phai và các loài đào khác. 
Những năm gần đây, các bản làng vùng cao đang dần khan hiếm đào, người dân phải sang Lào tìm mua. Anh Trần Văn Vĩnh, xã Châu Tiến huyện Quỳ Châu (Nghệ An) cho biết trong lần đầu tiên buôn đào tết đã phải lặn lội tới những bản làng người Mông, người Thái ở Hủa Phăn (Lào) rồi đưa về theo đường tiểu ngạch. Mỗi chuyến đi thường kéo dài từ 4, 5 ngày.
Theo chân những người lái buôn không chuyên vùng biên giới xứ Nghệ mới thấy hết sự khắc nghiệt của  thời tiết và sự khó khăn trong đi lại. Với dốc núi hiểm trở, xe máy chở đào thường phải buộc thêm 1 vài hòn đá phía trước để giữ thăng bằng lúc lên và xuống dốc.
Đã có những bông hoa nở bói trên cành đào chơi tết.
Đã có những bông hoa nở bói trên cành đào để đónTết.
Những
Những cành đào được đưa về từ bên kia biên giới luôn hấp dẫn những người chơi đào Tết.

Vi - Phương

TIN LIÊN QUAN
 

Tin mới