Mùa vui ở bản Mông

(Baonghean) - Tục làm giấy thờ của người Mông đã có tự xa xưa và trở thành một nét văn hóa truyền thống đẹp của dân tộc này.

Với các bản người Mông ở miền Tây Nghệ An, mùa vui nhất là vào thời điểm tháng 7 đến tháng 9 âm lịch. Lúc đó khắp bản làng đều rộn lên tiếng đập giang quen thuộc. Những người phụ nữ Mông trên vai nặng trĩu những cây giang vừa đến độ không non không già. Nếu chọn cây non quá sẽ không đảm bảo độ dai của giấy, ngược lại già quá sẽ thiếu bột không đủ độ kết dính. Khi những cây giang được đưa về đến nhà, người ta chẻ ra bỏ phần xanh phía ngoài, lấy phần trắng phía trong rồi mới cho vào nấu. Không chỉ nấu một mình cây giang mà người Mông còn trộn vào đó tro của cây lanh và vôi bột. Khi nấu được khoảng một ngày, thấy giang đã mềm mới vớt ra rửa sạch, đập nát vắt lấy nước. Loại nước này được đổ ra khung vải màn đã được chuẩn bị sẵn và phơi khô. Như vậy người Mông đã hoàn thành được một tấm giấy để đặt ở những nơi linh thiêng nhất trong nhà, đón chào năm mới.
Rửa giang.
Rửa giang.
Giã nhỏ những thanh giang để vắt lấy nước.
Giã nhỏ những thanh giang để vắt lấy nước.
Dùng xô đựng nước giang và bã của cây giang
Dùng xô đựng nước giang và bã của cây giang
Giấy thờ theo phong tục được người Mông  dán trong nhà hoặc cửa ra vào.
Giấy thờ theo phong tục được người Mông dán trong nhà hoặc cửa ra vào.
Nấu giang.
Nấu giang.
Phơi những tấm da bò đã được rắc nước giang để tạo thành giấy.
Phơi những tấm da bò đã được rắc nước giang để tạo thành giấy.
Tráng lớp nước lên tấm da bò hoặc da trâu để phơi khô.
Tráng lớp nước lên tấm da bò hoặc da trâu để phơi khô.
Sản phẩm giấy thờ  của người Mông.
Sản phẩm giấy thờ của người Mông.
Chùm ảnh: Hồ Phương - Đào Thọ

Tin mới