Mười năm quê mới Văng Môn

(Baonghean.vn)- Ơ-đu là dân tộc thuộc nhóm rất ít người. Bản Văng Môn (xã Nga My, huyện Tương Dương) là địa bàn sinh sống duy nhất của đồng bào dân tộc Ơ-đu tại Nghệ An và của cả nước.

Năm 2006, các hộ dân Ơ-đu từ 8 bản của 5 xã Kim Đa, Kim Tiến, Hữu Khuông, Hữu Dương, Nhôn Mai, đã rời vùng lòng hồ Bản Vẽ chuyển về tái định cư ở bản Văng Môn. Anh Lương Văn Thái -Trưởng bản Văng Môn cho rằng từ cuộc sống nương tựa núi rừng, sau 10 năm về với Văng Môn, 93 hộ dân người Ơ - đu đã có cuộc đổi đời toàn diện.

Phóng viên Báo Nghệ An ghi lại những hình ảnh về cuộc sống, sinh hoạt của đồng bào Ơ-đu ở bản Văng Môn hôm nay:

Một góc bản Văng Môn, cách thị trấn Hòa Bình (Tương Dương) khoảng 70 km
Một góc bản Văng Môn, cách thị trấn Hòa Bình (Tương Dương) khoảng 70 km.

Mười năm quê mới Văng Môn ảnh 2

Năm nay hạn hán, diện tích nương rẫy trồng sắn cao sản bị mất mùa, trưởng bản Lương Văn Thái vận động bà con chuyển sang trồng cây lấy gỗ, vừa có giá trị kinh tế lâu dài, vừa giữ rừng, giữ môi trường sinh thái. Nhà anh Thái vừa nhận 2100 bầu cây lát hoa. Trong ảnh là những bầu lát được anh Thái để nơi râm mát, chuẩn bị trồng.

Mười năm quê mới Văng Môn ảnh 3

Trưởng bản Lương Văn Thái tưới vườn rau, cây cảnh bằng vòi máy bơm lấy nước từ suối Nậm Ngân.

Mười năm quê mới Văng Môn ảnh 4

Đến nay, gia đình anh Thái đã trồng mùa xoan thứ 3. Hiện giá gỗ xoan bán tại bản giá 3,2 triệu/m3, theo anh Thái như vậy là gỗ xoan đang "được giá".

Mười năm quê mới Văng Môn ảnh 5

Từ 1 con bò cái được hỗ trợ của dự án, gia đình anh Lo Văn Pèn và chị Hắp Thị Hoa đã phát triển thành đàn bò 5 con, chăn nuôi theo hình thức nuôi nhốt. 

Mười năm quê mới Văng Môn ảnh 6

Chị Vi Thị Linh chăm nuôi đàn gia súc. Chị Linh cho biết trước đây người Ơ-đu chỉ quen thả rông, nhưng nay cả bản đều chăn nuôi theo hình thức nuôi nhốt.

Mười năm quê mới Văng Môn ảnh 7

Một góc nhỏ trong vườn nhà chị Vi Thị Linh được dùng làm nơi trồng hành.

Mười năm quê mới Văng Môn ảnh 8

Hộ gia đình anh Lo Văn Tới mở cửa hàng tạp hóa phục vụ một số nhu yếu phẩm cho bà con trong bản Văng Môn. 
 

Mười năm quê mới Văng Môn ảnh 9

Chị Cụt Thị Kiện vẫn giữ thói quen đội lúa rẫy đi đâm để làm cơm tối.

Mười năm quê mới Văng Môn ảnh 10

Theo người dân bản Văng Môn, sử dụng cối dã gạo truyền thống để "ngon hạt cơm" hơn.

Mười năm quê mới Văng Môn ảnh 11

Anh Lo Văn Xắng, đang "đánh trần" để sửa điều khiển ti vi, chuẩn bị phục vụ nghe nhìn cho cả gia đình vào buổi tối.

Mười năm quê mới Văng Môn ảnh 12

Chị Lo Thị Hiền, vợ anh Lo Văn Xắng, đang làm món măng rừng, chuẩn bị cho bữa cơm chiều.

Mười năm quê mới Văng Môn ảnh 13 Sân nhà anh Lo Văn Tấn trở thành sân bóng của các em nhỏ bản Văng Môn. Anh Lo Văn Tấn vừa là "ông bầu" cung cấp bóng là các quả bưởi xanh, vừa là khán giả. Trong ảnh anh Tấn đang ngồi trên gác nhà sàn chăm chú theo dõi một pha bóng.

Mười năm quê mới Văng Môn ảnh 14

Con đường nối từ huyện Tương Dương với huyện Quỳ Hợp đi qua bản Văng Môn khá vắng người qua lại, trở thành nơi trẻ em trong bản luyện môn "xe đạp đổ đèo", "leo dốc". Một hình ảnh khá gần gũi với trẻ em phố thị, và vô cùng xa lạ với cuộc sống cách đây 10 năm, khi người dân Ơ-đu đang còn sinh sống chủ yếu nương tựa vào núi rừng giữa đại ngàn.

Ngô Kiên - Cảnh Nam

TIN LIÊN QUAN

Tin mới