Nghề chổi đót Đức Sơn 'lấy công làm lãi'

(Baonghean.vn) - Được xem là nghề phụ, nhưng làm chổi đót đã mang lại nguồn thu nhập khá cho nhiều hộ nông dân ở xã Đức Sơn huyện Anh Sơn.

1
 Nhận thấy nghề làm chổi đót khai thác được tiềm năng, nguồn lực sẵn có của địa phương, nhiều hộ dân xã Đức Sơn đã tranh thủ thời gian lúc nông nhàn làm chổi để có thêm thu nhập. Ảnh: Huyền Trang
1
Công đoạn đầu tiên của làm chổi đót là chẻ lạt. Vật liệu chủ yếu là bằng thân cây giang. Ảnh: Huyền Trang
1
Tước bòn hay còn gọi là tách đót là công đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, có như vậy mới lựa chọn được những ngọn đót đảm bảo đều. Ảnh: Huyền Trang
1
Chị Nguyễn Thị Thành ở thôn 11 xã Đức Sơn cho biết: Cách làm chổi đót không khó, ai cũng có thể làm được, tuy nhiên để có được một cây chổi đót vừa bền, chắc và đẹp cần có đôi bàn tay khéo léo và chắc chắn ở mỗi công đoạn. Ảnh: Huyền Trang
1
Công đoạn gài chổi đòi hỏi phải có những bàn tay khéo léo thực hiện. Ảnh: Huyền Trang
1
Theo kinh nghiệm của chị Nguyễn Thị Chín ở thôn 11 xã Đức Sơn: Chiếc chổi phải chắc chắn và đạt độ thẩm mỹ thì người tiêu dùng mới ưa chuộng. Mỗi chiếc chổi làm ra được bán với giá 50.000 đồng, sau khi trừ mọi chi phí thì người làm chổi còn lãi 25.000 đồng/cái. Từ nghề làm chổi mỗi tháng chị Chín có thêm khoản thu nhập từ 1,5-2 triệu đồng/tháng. Ảnh: Huyền Trang
1
Công đoạn bện chân tít được thực hiện công phu và cẩn thận, đảm bảo phải chặt, chủ yếu do đàn ông đảm trách. Ảnh: Huyền Trang
1
Chị Đinh Thị Phương- Chủ tịch HPN xã Đức Sơn cho biết: Nghề làm chổi đót đã góp phần giải quyết được nhu cầu việc làm lúc nông nhàn và cải thiện thu nhập cho người dân. Hiện nay toàn xã có khoảng hơn 20 hộ làm nghề chổi đót ở các thôn 3, 11, 12. (Trong ảnh: Những chiếc chổi được người dân Đức Sơn đan chặt, chắc chắn với thời gian sử dụng lâu bền nên luôn được nhiều khách hàng lựa chọn.). Ảnh: Huyền Trang

                                                                                                                                    Huyền Trang

TIN LIÊN QUAN

Tin mới