Người dân thi nhau đổ đất, bức tử sông Lam

(Baonghean.vn) - Theo ước tính, đã có hàng nghìn lượt xe tải chở đất, đá thi nhau xâm lấn sông Lam đoạn qua bản Cửa Rào 2, xã Xá Lượng trong thời gian gần đây. Nguy cơ biến đổi dòng chảy, gây sụt lở một số thôn bản trên địa bàn là thực tế nhãn tiền.

Từ cuối năm 2015 đến nay, một số hộ dân ở bản Cửa Rào 2 đã mua đất với giá 45/000đ mỗi xe tải để “chống sạt lở” cho phần đất của gia đình mình để.
Từ cuối năm 2015 đến nay, một số hộ dân ở bản Cửa Rào 2 đã thuê xe xải chở đất, đá với giá 45.000đ/xe để đổ xuống mép sông nhằm “chống sạt lở” cho nơi ở của gia đình mình. Tuy nhiên, thực chất đây là hoạt động cơi nới diện tích trái phép.
Chủ một hộ dân cho biết phần diện tích đang đổ đất gia đình này đã mua lại của một hộ khác nhưng “chưa sang bìa”. Hoạt động này vẫn diễn ra liên tiếp trong vòng nhiều tháng liền. Chị Trần Thị Ngọc Quỳnh, chủ một lô đất dọc quốc lộ 7 chiều rộng khoảng 7m cho biết: “gia đình đã mua và đổ xuống mép sống 150 xe tải đất”.
 Hoạt động khai thác và đổ đất diễn ra ngay cạnh Quốc lộ 7A đọan qua bản cửa Rào 2, cách trung tâm huyện Tương Dương chừng 5km và chỉ cách ủy ban xã Xá Lượng khoảng 500 m.
Theo quan sát của PV, ngoài hộ gia đình chị Quỳnh còn có 4 – 5 nhà khác cũng đang có hoạt động đổ đất ra lòng sông. Những nhà này đã đổ 400 = 500 xe tả đất.
Bà Trần Thị Ngọc Quỳnh, chủ một lô đất dọc Quốc lộ 7, địa bàn bản Cửa Rào 2 cho biết: “gia đình đã mua và đổ xuống sông 150 xe tải đất”. Ngoài ra, còn có 4 – 5 hộ khác cũng đang thuê xe đổ đất đá lấn ra lòng sông. Những nhà này đã đổ từ 400 - 500 xe tải đất.
Hoạt động đổ đất này có nguy cơ làm biến đổi dòng chảy tự nhiên của khúc song này. Phía tả ngạn là bản Thạch Dương, địa bàn dễ bị gây ảnh hưởng do hoạt động đổ đất của những hộ dân ở bản Cửa Rào 2.
Hoạt động này có nguy cơ làm biến đổi dòng chảy tự nhiên của khúc sông. Phía tả ngạn là bản Thạch Dương, địa bàn có nguy cơ bị ảnh hưởng do việc đổ đất đá, lấn chiếm lòng sông của người dân ở bản Cửa Rào 2.
2	Đất được lấy từ việc san mặt bằng để dựng nhà của một số hộ dân ở gần rừng cộng đồng của bản Cửa Rào 2.
Đất được đào đắp, vận chuyển từ việc san mặt bằng để dựng nhà của một số hộ dân ở gần rừng cộng đồng của bản Cửa Rào 2.
Vị trí của một số hộ dân khai thác đất nằm cạnh với khu vực rừng khoanh nuôi và bảo tồn cây đinh hương – loài cây lấy gỗ quý hiếm ở rừng miền Tây Nghệ An.
Vị trí múc đất san nền nằm cạnh với khu vực rừng khoanh nuôi và bảo tồn cây đinh hương – loài cây lấy gỗ quý hiếm ở rừng miền Tây Nghệ An.
Ông Kha Văn Ót, Trưởng Phòng Tài Nguyên – Môi Trường huyện Tương Dương cho biết, hiện phòng đã giao cho xã giải quyết, có gì các anh liên lạc với xã để hỏi về vấn đề đó.
Về vấn đề đắp đất, xâm lấn sông nói trên, ông Kha Văn Ót, Trưởng Phòng Tài nguyên – Môi trường huyện Tương Dương cho biết, hiện Phòng đã giao cho xã giải quyết.
Liên lạc với ông Lương Văn Phan, ông cho biết, hiện tại đất đó “hình như đã có sổ đỏ”, và cũng không rõ diện tích là bao nhiêu. Việc khai thác đất ở khu vực đất đó gia đình bà Cao Thị Yên cũng chưa báo cáo lên chính quyền xã.
Ông Lương Văn Phan, Chủ tịch UBND xã Xá Lượng cho biết, xã đã yêu cầu người dân ngừng hoạt động đổ đất trái phép xuống lòng sông nhưng các gia đình này không chấp hành. Xã cũng chưa xác định được tổng diện tích đất bị san ủi, lấn sông cũng như nguồn gốc đất này. 
Ghi nhận của PV Báo Nghệ An, tại vị trí của chiếc máy xúc đang khai thác đất có một số cây đinh hương đã bị quật ngã nằm ngổn ngang bên cạnh.
Ghi nhận của PV Báo Nghệ An, tại vị trí đào múc, khai thác đất có một số cây đinh hương đã bị quật ngã.

 Hồ Phương - Hữu Vi

Tin mới