Vui Tết cùng đồng bào Thổ

(Baonghean.vn) - Đến bản làng của đồng bào Thổ xã Giai Xuân huyện Tân Kỳ vào những ngày này, tiếng cồng chiêng, tiếng hát Dạ ời luôn âm vang khắp cả núi rừng. Ấy là bà con đang vui đón Tết. Tết cổ truyền của đồng bào dân tộc Thổ diễn ra từ ngày 25 tháng Chạp đến ngày 7 tháng Giêng. 

Trong mâm cỗ đón tết của người Thổ không thể thiếu các loại bánh. Vào sáng ngày 30 tết, bà con mới bắt đầu gói bánh. Ngoài bánh chưng, bánh dày họ còn gói bánh sừng trâu, bánh ong, bánh trôi.
Trong mâm cỗ đón tết của người Thổ không thể thiếu các loại bánh. Vào sáng ngày 30 tết, bà con mới bắt đầu gói bánh. Ngoài bánh chưng, bánh dày họ còn gói bánh sừng trâu, bánh ong, bánh trôi.
Bà con dân tộc Thổ đón tết không thể thiếu được các lễ hội và trò chơi dân gian truyền thống. Lễ hội của người Thổ bắt đầu từ ngày mồng 3 tết Nguyên đán, trước khi vui chơi, Già Làng sẽ tiến hành cúng rượu cần để mời thần đất, thần trời và tổ tiên cùng về ăn tết với bản làng. Sau đó mọi người sẽ cùng uống rượu, nhảy múa, ca hát theo nhịp điệu rộn rã của tiếng kèn, tiếng trống và tiếng cồng chiêng .  Hòa lẫn trong tiếng cồng chiêng là tiếng hát Dạ ời, hay còn gọi là hát giao duyên. Với người lớn tuổi, đã có gia đình thì hát để chúc nhau sức khỏe, chúc năm mới gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt. Đối với những đôi nam nữ thanh niên chưa có gia đình thì hát Dạ ời để thay lời tỏ tình.
Bà con dân tộc Thổ đón tết không thể thiếu được phần lễ hội và trò chơi dân gian truyền thống. Lễ hội của người Thổ bắt đầu từ ngày mồng 3 Tết Nguyên đán, trước khi vui chơi, già làng sẽ tiến hành cúng rượu cần để mời thần đất, thần trời và tổ tiên cùng về ăn Tết với bản làng. Sau đó mọi người sẽ cùng uống rượu, nhảy múa, ca hát theo nhịp điệu rộn rã của tiếng kèn, tiếng trống và tiếng cồng chiêng .
Hòa lẫn trong tiếng cồng chiêng là tiếng hát Dạ ời, hay còn gọi là hát giao duyên. Với người lớn tuổi, đã có gia đình thì hát để chúc nhau sức khỏe, chúc năm mới gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt. Đối với những đôi nam nữ thanh niên chưa có gia đình thì hát Dạ ời để thay lời tỏ tình.
Hòa lẫn trong tiếng cồng chiêng là tiếng hát Dạ ời, hay còn gọi là hát giao duyên. Với người lớn tuổi, đã có gia đình thì hát để chúc nhau sức khỏe, chúc năm mới gặp nhiều may mắn, làm ăn phát đạt. Đối với những đôi nam nữ thanh niên chưa có gia đình thì hát Dạ ời để thay lời tỏ tình.
Không khí lễ hội trở nên rộn ràng hơn với tiếng hò reo cổ vũ cho những thành viên tham gia các trò chơi dân gian như trèo cây chuối, ném còn…. Điều này thể hiện tính cộng đồng của cộng đồng dân tộc Thổ trong sinh hoạt thường ngày cũng như trong các dịp lễ hội.
Không khí lễ hội trở nên rộn ràng hơn với tiếng hò reo cổ vũ cho những thành viên tham gia các trò chơi dân gian như trèo cây chuối, ném còn…. Điều này thể hiện tính cộng đồng của cộng đồng dân tộc Thổ trong sinh hoạt thường ngày cũng như trong các dịp lễ hội.
Giai Xuân là xã vùng cao của huyện Tân Kỳ, có hơn 70% dân số là đồng bào dân tộc Thổ sinh sống. Mỗi đỗ tết đến xuân về bà con lại sum họp cùng tham gia các trò chơi dân gian, lễ hội cồng chiêng. Qua đó đã thắt chặt tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, góp phần gìn giữ những phong tục, nghi lễ, những nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình./.
Giai Xuân là xã vùng cao của huyện Tân Kỳ, có hơn 70% dân số là đồng bào dân tộc Thổ sinh sống. Mỗi đỗ Tết đến Xuân về bà con lại sum họp cùng tham gia các trò chơi dân gian, lễ hội cồng chiêng. Qua đó đã thắt chặt tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư, góp phần gìn giữ những phong tục, nghi lễ, những nét văn hóa độc đáo của dân tộc mình.

 Cẩm Tú - Trọng Hùng

TIN LIÊN QUAN

Tin mới