Đặc sắc cồng chiêng đồng bào Thổ

(Baonghean.vn) - Người Thổ ở Nghệ An sinh sống rải rác trên địa bàn các huyện Tân Kỳ, Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, Quế Phong. Tuy có nhiều dòng người Thổ khác nhau nhưng trong đời sống văn hóa họ lại có một nét chung, tôn vinh vũ điệu cồng chiêng.

Cồng chiêng của người Thổ gồm 4 chiếc, 3 chiếc được treo lên, 1 chiếc cầm tay. Cồng được đánh thành 3 nhịp: mới vào đánh nhịp chậm, sau 1 lúc đánh nhanh và cuối cùng khi mọi người đã hứng khởi thì đánh nhịp nhảy lên.
Cồng chiêng của người Thổ gồm 4 chiếc, trong đó 3 chiếc được treo lên, 1 chiếc cầm tay. Cồng được đánh thành 3 nhịp: mới vào đánh nhịp chậm, sau 1 lúc đánh nhanh và cuối cùng khi mọi người đã hứng khởi thì đánh nhịp nhảy lên. Với người Thổ ở Nghệ An, những dịp lễ hội, đám cưới hay ma chay… họ đều tổ chức đánh cồng chiêng từ đêm tới sáng. Nét văn hóa này đã truyền từ đời này sang đời khác trong cộng đồng người Thổ.
Trống được đánh kết hợp với cồng và khèn. Điều quan trọng khi đánh trống là phải kết hợp được cả điệu múa uyển chuyển
Trống được đánh kết hợp với cồng và kèn. Điều quan trọng khi đánh trống là phải kết hợp được cả điệu múa uyển chuyển.
Theo các già làng, cái khó luyện nhất trong nhạc cụ người Thổ là kèn. Người thổi kèn là người phải siêng năng và có tính nhẫn nại. Để hòa nhịp được với tiếng cồng và trống, anh Nguyễn Trung Thu (làng U – Nghĩa Thắng – Nghĩa Đàn) đã phải tập luyện trong suốt nhiều năm trời.
Theo các già làng, cái khó luyện nhất trong nhạc cụ người Thổ là kèn. Người thổi kèn là người phải siêng năng và có tính nhẫn nại. Để hòa nhịp được với tiếng cồng và trống, anh Nguyễn Trung Thu (làng U – Nghĩa Thắng – Nghĩa Đàn) đã phải tập luyện trong suốt nhiều năm.
2 nghệ nhân cồng chiêng của người Thổ: bà Vũ Thị Thanh và bà Nguyễn Thị Thân (Nghĩa Thắng – Nghĩa Đàn) cho hay, câu lạc bộ cồng chiêng của làng U đã được công nhận năm 2015 và đã tập hợp được 30 người để truyền lại cho con cháu.
Khi tiếng cồng, trống, chiêng đã ngân lên, mọi người vui vẻ nhảy múa theo vòng tròn. Người Thổ múa theo nhịp chậm, nhanh, vút của nhạc cụ. Khi tiếng nhạc vừa dứt, họ hát đối đáp với nhau. 2 nghệ nhân cồng chiêng của người Thổ: bà Vũ Thị Thanh và bà Nguyễn Thị Thân (Nghĩa Thắng – Nghĩa Đàn) cho hay, câu lạc bộ cồng chiêng của làng U đã được công nhận năm 2015 và đã tập hợp được 30 người để truyền lại cho con cháu.

Xem clip cồng chiêng của đồng bào Thổ:

.

 Đào Thọ

TIN LIÊN QUAN

Tin mới