Tinh hoa nghề đan lát ở vùng cao xứ Nghệ

(Baonghean.vn) – Nghề đan lát truyền thống của người dân miền Tây xứ Nghệ trở thành tinh hoa  văn hoá độc đáo. Nghề đan lát ban đầu xuất phát từ người Khơ Mú sau đó lan sang các dân tộc khác. Những sản phẩm tinh xảo do bà con làm ra như bế, mâm, âu đựng xôi… chủ yếu để phục vụ đời sống sản xuất và đến nay vẫn còn được lưu giữ.

Nghề đan lát là nghề truyền thống của các dân tộc Thái, Khơ Mú trên miền Tây xứ Nghệ.
Nghề đan lát là nghề truyền thống của các dân tộc Thái, Khơ Mú trên miền Tây xứ Nghệ.
Những chiếc bế được người già trong bản cặm cụi đan lát để con cháu mang theo lên rẫy.
Những chiếc bế được người già trong bản đan để con cháu mang theo lên rẫy.
Những người phụ nữ Khơ Mú cũng rất thành thạo trong việc đan lát.
Những người phụ nữ Khơ Mú cũng rất thành thạo trong việc đan lát.
Để làm được 1 chiếc bế người thợ lành nghề nhất cũng phải mất 4-5 ngày.
Để làm được 1 chiếc bế đẹp, người thợ lành nghề nhất cũng phải mất 4-5 ngày.
Những chiếc mâm cơm độc đáo do bàn tay người Khơ Mú làm ra được phơi lên gác bếp.
Những chiếc mâm cơm độc đáo do bàn tay người Khơ Mú làm ra được hong lên gác bếp tăng độ bền.
Cả gia đình cùng mang mâm cơm đi bán chợ xa.
Cả gia đình cùng mang mâm cơm đi bán chợ xa.
Những chiếc âu đựng xôi cũng là sản phẩm độc đáo do bàn tay tài hoa của người Thái làm nên.
Những chiếc âu đựng xôi là sản phẩm độc đáo do bàn tay tài hoa của người Thái làm nên.
Theo các già làng, xôi được đựng trong âu sẽ dẻo hơn, giữ được lâu và thơm hơn.
Theo các già làng, xôi được đựng trong âu sẽ dẻo hơn, giữ được lâu và thơm hơn.
Những sản phẩm như vậy được làm từ mây, tre, nứa nhưng độ bền có thể lên tới hàng chục năm.
Những sản phẩm như vậy được làm từ mây, tre, nứa nhưng độ bền có thể lên tới hàng chục năm.

 Đào Thọ

TIN LIÊN QUAN

Tin mới