Độc đáo 'bảo tàng' tại gia của một nông dân

 (Baonghean.vn) - Với tình yêu và niềm đam mê văn hóa cổ, anh Cao Xuân Bách ở thôn 6 xã Lĩnh Sơn, huyện Anh Sơn bỏ thời gian, công sức đi khắp nơi tìm kiếm, sưu tầm cổ vật. Hiện nay “bảo tàng”  tại gia của anh có hàng trăm cổ vật có giá trị.

từ nhỏ anh Cao Xuân Bách đã có niềm đam mê cổ vật, sau khi lập gia đình anh mới có điều kiện để thực hiện niềm đam mê của mình, từ năm 2003, anh Cao Xuân Bách bắt đầu cuộc săn tìm cổ vật ở địa phương, sau đó đi khắp các tỉnh thành trên cả nước, đến cả những vùng đồng bào thiểu số xa xôi để sưu tầm.
Anh Bách kể, ngay từ thời thanh niên, anh đã có niềm đam mê sưu tầm cổ vật. Sau khi lập gia đình anh có điều kiện để thực hiện niềm đam mê của mình. Từ năm 2003, khi kinh tế gia đình ổn định, anh bắt đầu cuộc "săn tìm" cổ vật...
Hiện nay “Bảo tàng” tại gia của anh có khoảng 200 cổ vật có giá trị, có niên đại hàng trăm năm đến hàng ngàn năm như đồ gốm, đồ đá thời Việt cổ, các cổ vật thời Lý, Trần, cổ vật thời Hán, Tống…
Hiện nay “bảo tàng” tại gia của anh có khoảng 200 cổ vật có niên đại hàng trăm năm đến hàng ngàn năm như đồ gốm, đồ đá thời Việt cổ;  các cổ vật thời Lý, Trần; cổ vật thời Hán, Tống ở Trung Quốc… (Trong ảnh là chiếc rìu đá của người Việt cổ trong bộ sưu tập của anh Bách).
2 chiếc rùi đồng thời Đông Sơn cách đây khoảng 2.500 đến 3.000 năm.
2 chiếc rìu đồng thời Đông Sơn cách đây khoảng 2.500 đến 3.000 năm.
Con cóc cổ bằng đồng thời nhà Trần
Chiếc lọ có hình con cóc ngồi trên lá sen bằng đồng thời nhà Trần
Vòng tay thời Đông Sơn
Vòng tay thời Đông Sơn
Chiếc thạp lùn thời nhà Lý.
Chiếc thạp lùn thời nhà Lý.
Chiếc gương soi bằng đồng được cách định có ở thời nhà Lý
Chiếc gương soi bằng đồng được xác định có ở thời nhà Lý
Chiếc vòng tay bằng đồng thời nhà Lý
Chiếc vòng tay bằng đồng thời nhà Lý
 Mũi tên làm bằng đồng từ thời Đông Sơn
Mũi tên làm bằng đồng từ thời Đông Sơn
Chuông đeo tay thời nhà Hán
Chuông đeo tay đời Hán
Anh Cao Xuân Bách chia sẻ: “Tôi sưu tầm đồ cổ vì đam mê, cũng vì muốn giữ lại những giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc qua nhiều giai đoạn lịch sử. Mỗi hiện vật đều mang một giá trị tinh thần và lịch sử sâu xa và thông qua việc lưu giữ này tôi muốn giới thiệu cho con, cháu biết về nền văn hóa, văn minh thời xa xưa của Việt Nam.
 Anh Cao Xuân Bách chia sẻ: “Tôi sưu tầm đồ cổ vì đam mê, cũng vì muốn giữ lại những giá trị văn hóa độc đáo qua nhiều giai đoạn lịch sử. Mỗi hiện vật đều mang một giá trị tinh thần và lịch sử sâu xa". (Trong ảnh: Chiếc bát gốm đời Hán). 

                                           Lê Na 

TIN LIÊN QUAN

Tin mới