Những loài cây gieo chết chóc ở vùng cao Nghệ An

(Baonghean.vn) - Với những người dân miền Tây xứ Nghệ, lá ngón, hoa anh túc hay lá cơi…từ lâu đã không còn xa lạ. Chúng được mệnh danh là những thực vật gieo chết chóc bởi độc tính của nó. 

Cây thuốc phiện hay còn gọi là cây anh túc trước đây được trồng nhiều trên các bản làng người Mông Nghệ An. Tuy nhiên, do tính chất độc hại, gây nghiện của loại cây này nên từ nhiều năm nay đã được Đảng và nhà nước xóa bỏ. Tuy nhiên, theo một số người dân vùng cao, hiện ở các khu vực nước bạn Lào, người dân vẫn trồng lén lút. Ảnh: Sưu tầm facebook.
Cây thuốc phiện hay còn gọi là cây anh túc trước đây được trồng nhiều trên khu vực núi cao, nhất là các bản làng người Mông Nghệ An. Trong thực tế, anh túc, cần sa được điều chế thành các loại biệt dược, và chỉ được sử dụng với sự giám sát đặc biệt của bác sỹ, nhân viên y tế. Tuy nhiên, do tính chất độc hại, gây nghiện, gieo "chết chóc" của loại cây này nên từ nhiều năm nay nó đã được xóa bỏ và Nhà nước cũng nghiêm cấm trồng loài cây nguy hại này. Tuy nhiên, theo một số người dân vùng cao, hiện ở các khu vực  bên kia biên giới nơi có các bản làng người Lào, nhiều đối tượng vẫn lén lút trồng anh túc, họ thậm chí còn sử dụng loài độc dược này để làm thực phẩm rau xanh trong bữa ăn. Ảnh: Xuân Hòa
 năm qua, một số đối tượng vẫn lén lút mua bán loại cây này. Ảnh: Lữ Phú
Đã có những trường hợp vận chuyển cây anh túc từ bên kia biên giới vào Việt Nam qua các huyện Kỳ Sơn, Quế Phong bị lực lượng chức năng bắt giữ. Trong ảnh: Công an huyện Kỳ Sơn thu giữ 1 lô anh túc khi xâm nhập vào địa bàn. Ảnh: Lữ Phú
Nhiều người tin rằng, quả của loại cây này ngâm rượu có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực cho phái mạnh.
Nhiều người tin rằng, quả của loại cây này ngâm rượu có tác dụng bồi bổ sức khỏe, tăng cường sinh lực đàn ông, nhưng theo các nhà nghiên cứu, rượu ngâm cây thuốc phiện có thể gây ngộ độc cho người sử dụng. Ảnh: Lữ Phú
Cây lá ngón là loại cây cực độc mọc nhiều trên vùng cao xứ Nghệ. Lá ngón chứa hàm lượng độc tố cao, chỉ cần vài lá có thể gây ra cái chết.
Ở miền Tây Nghệ An, cây ngón được xem là "chúa độc". Chúng phân bố ở khắp nơi ở các huyện miền núi. Đặc trưng của "chúa độc" là thân dây leo, lá mỏng, mềm, hoa nhỏ màu vàng trông rất đẹp. Ảnh: Đào Thọ
Cận cảnh cây lá ngón. Ảnh: Đào Thọ
Cận cảnh một cây ngón. Ảnh: Đào Thọ
Theo người dân, chỉ cần vài lá ngón có thể dẫn đến đến chết người nếu không kịp thời cứu chữa. Ảnh: Đào Thọ
Theo người dân, chỉ cần vô tình ăn phải vài lá ngón có thể dẫn đến đến chết người nếu không kịp thời cứu chữa. Một thực tế cho thấy rằng, trong nhiều năm qua, khi buồn phiền chuyện tình cảm nhiều nam nữ vùng cao thường tìm đến lá ngón để tự vẫn. Ảnh: Đào Thọ
Ngoài ra, lá cơi cũng là một loài cây có độc được người dân vùng cao sử dụng trong đánh bắt cá ở các khe suối. Ảnh: Đào Thọ
Ngoài ra, lá cơi cũng là một loài cây có độc được người dân vùng cao sử dụng trong đánh bắt cá ở các khe suối. Ảnh: Đào Thọ
Lá cơi được lấy về giã nát sau đó thả xuống khe suối làm cá bị say và cay mắt để dễ dàng đánh bắt. Ảnh: Đào Thọ
Lá cơi được lấy về giã nát sau đó thả xuống khe suối khiến cá bị say và cay mắt để dễ dàng đánh bắt. Ảnh: Đào Thọ
Cá bị say lá cơi nằm nổi trên mặt nước cạn. Ảnh: Đào Thọ
Cá bị say lá cơi nằm nổi trên mặt nước cạn. Tuy hiện nay, các loài cây này đã được vận động, tuyên truyền xóa bỏ song nhiều người vẫn chưa hiểu hết tác hại của chúng. Ảnh: Đào Thọ

 Đào Thọ

TIN LIÊN QUAN

Tin mới