'Vua bò' ở Huồi Pốc

(Baonghean.vn) - Từ số vốn nhỏ có được nhờ chương trình hỗ trợ xóa bỏ cây thuốc phiện, sau gần 20 năm, ông Già Giống Chùa ở Huồi Pốc, Nậm Cắn, Kỳ Sơn đã trở thành 'vua bò' của miền đất này. 

Năm 1998, ban đầu với số tiền 500 ngàn đồng được nhận từ chương trình hỗ trợ xóa nhổ cây thuốc phiện của Chính phủ, ông  Già Giống Chùa đã dùng toàn bộ số tiền này để đầu tư mua 10 con dê giống về chăn thả trên mảnh đất gia đình làm nương rẫy trước đây.

Giờ đây, ông Già Giống Chùa đã là chủ một trang trại với 75 con bò với giá trên thị trường 1 con là từ 10 đến 20 triệu đồng. Ảnh: Lữ Phú
Giờ đây, ông Già Giống Chùa đã là chủ một trang trại với 75 con bò với giá trên thị trường 1 con là từ 10 đến 20 triệu đồng. Ảnh: Lữ Phú

Sau 2 năm, khi đàn dê đã phát triển thêm, ông Chùa đem bán những con trưởng thành để lấy vốn đầu tư mua 1 cặp bò sinh sản về nuôi. Và từ cặp bò ấy, ông Chùa dần phát triển thành đàn bò, cho đến nay ông đã là chủ một trang trại với 75 con bò, 14 con dê, 20 con lợn đen và hàng trăm con gia cầm.

Để thuận lợi cho chăn nuôi,  ông trồng thêm cỏ voi, ngô, sắn để quanh năm có nguồn thức ăn dự trữ cho đàn vật nuôi... Để tiện bề quản lý và chăm sóc, ông cùng với gia đình đã lập lán, dựng trại vào ở hẳn trên dãy núi sau bản Huồi Pốc. Thu nhập hàng năm của gia đình ông từ chăn nuôi có từ 100 triệu đến 150 triệu đồng.

Ngoài ra ông Chùa còn chăm sóc, huấn luyện được 3 con bò chọi, nổi tiếng nhất nhì trong vùng. Ảnh: Lữ Phú
Ngoài ra ông Chùa còn chăm sóc, huấn luyện được 3 con bò chọi, nổi tiếng nhất nhì trong vùng. Ảnh: Lữ Phú

Từ một hộ nghèo, giờ đây đình ông Chùa đã vươn lên trở thành một trong những hộ khá giả nhất của bản Huồi Pốc, xã Nậm Cắn. Theo tính toán thì đến nay, “vua bò” Già Giống Chùa đang sở hữu một trang trại có tổng giá trị hơn 1,5 tỷ đồng.

Ông chia sẻ: Trước đây người Mông ta chỉ biết trồng cây ngô, cây lúa và cây thuốc phiện để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, kiếm tiền từ cây thuốc phiện dễ thế, nhưng thời đó cuộc sống bà con gặp rất nhiều khó khăn, trong bản hộ nghèo rất nhiều, mặc dù trồng lúa nhưng có nhà vẫn thiếu đói.

Khi nhà nước yêu cầu xóa bỏ không cho trồng cây thuốc phiện thì gia đình ta cũng phải chấp hành, nhờ số tiền nhà nước hỗ trợ,  ta đi mua dê về nuôi, sau đó nuôi thêm bò. Từ khi nuôi bò thì thấy hiệu quả rất cao, đến nay thì gia đình không lo thiếu ăn, thiếu mặc nữa, con cái cũng có điều kiện đi học nhiều hơn.

Không chỉ biết làm giàu cho gia đình mình, ông Chùa còn giúp đỡ hộ anh Già Bá Lỳ- một người tàn tật, mù cả đôi mắt một cặp bò. Trong ảnh: anh Già Bá Lỳ đang chăm sóc đàn bò của gia đình được phát triển từ cặp bò mà ông Chùa giúp đỡ. Ảnh: Lữ Phú
Không chỉ biết làm giàu cho gia đình mình, ông Chùa còn giúp đỡ hộ anh Già Bá Lỳ, bị mù một cặp bò. Trong ảnh: anh Già Bá Lỳ đang chăm sóc đàn bò của gia đình được phát triển từ cặp bò mà ông Chùa giúp đỡ. Ảnh: Lữ Phú

Không chỉ biết làm giàu cho riêng gia đình mình, ông Chùa còn quan tâm chia sẻ kinh nghiệm, giúp đỡ các hộ nghèo khác trong bản, năm 2012 thấy gia cảnh khó khăn của hộ gia đình Anh Gìa Bá Lỳ là người tàn tật mù cả đôi mắt, ông Chùa đã tặng hẳn một cặp bò cái sinh sản. Sau nhiều năm chăm sóc, cộng thêm sự đầu tư của gia đình, giờ đây anh Lỳ đã có cả một đàn bò đông đúc.

Ngoài giúp gia đình anh Già Bá Lỳ thoát ngèo, ông Chùa còn hỗ trợ giống bò cho nhiều hộ gia đình khác trong bản. Với kinh nghiệm và kiến thức của mình, ông sẵn sàng chia sẻ với bà con để cùng nhau phát triển kinh tế trang trại, bà con dân bản nể  phục ông, ở ý chí và tinh thần sáng tạo biết vươn lên thoát nghèo.

Ông Chùa không chỉ là người luôn tiên phong chấp hành tốt các chủ trương chính sách của nhà nước mà còn là một tuyên truyền viên, vận động người dân trong bản không buôn bán ma túy, không di dịch cư. Trong ảnh: Ông Chùa đang đến từng . Ảnh: Lữ Phú
Ông Chùa vận động người dân cùng bản phát triển kinh tế . Ảnh: Lữ Phú

Nhờ cách làm hay của ông Chùa mà 180 hộ dân ở bản Huồi Pốc đã biết cách chăn nuôi và phòng chống dịch bệnh. Vì thế, đàn gia súc trong bản ngày càng phát triển cả về số lượng và chất lượng; trong bản hầu như hộ nào cũng nuôi trâu, bò, nhà nuôi ít thì từ 10 - 15 con, nhà nuôi nhiều từ 20 - 30 con. Cuộc sống của người dân bản Huồi Pốc đã dần ổn định và vươn lên thoát nghèo, đến nay tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo trong bản chỉ còn hơn 40%.

Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiện nay đồng bào Mông bản Huồi Pốc đã có nhiều gia đình vươn lên thoát khỏi cảnh đói nghèo. Từ 100% hộ nghèo nay chỉ còn trên 40% hộ nghèo.Ảnh: Lữ Phú
Nhờ tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi, hiện nay đồng bào Mông bản Huồi Pốc đã có nhiều gia đình vươn lên thoát khỏi cảnh đói nghèo. Ảnh: Lữ Phú

Đánh giá thêm về mô hình kinh tế trang trại của ông Già Giống Chùa, ông Hờ Bá Chá, chủ tịch UBND xã Nậm Cắn, cho biết: Bản Huồi Pốc là bản vùng sâu vùng xa, đường giao thông đi lại khó khăn. Tuy vậy, đã có những gia đình biết vượt khó, chăm chỉ làm ăn, tự lực thoát nghèo như hộ ông Già Giống Chùa. Đây chính là tấm gương lớn, mở ra hy vọng và sự nỗ lực cho bà con vùng khó.

Lữ Phú

TIN LIÊN QUAN

Tin mới